Xây dựng Chiến lược tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 91)

Trên cơ sở phân tích những rủi ro trong hoạt động tín dụngcủaVietcombank, với tầm nhìn phát triển hoạt động kinh doanh của Vietcombank thời gian tới trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một số giải pháp vĩ mô nhằm hạn chế rủi ro trong

hoạt động tín dụngcủaVietcombanknhư sau:

- Căn cứ tình hình hoạt động hiện nay của bản thân NH cũng như tình hình phát triển kinh tế của cả nước, dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai, Vietcombank cần xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng mang tính dài hạn (ít nhất 10 năm) nhằm làm cơ sở để hoạch định chiến lượctín dụng hàng năm,

chính sách tín dụng cụ thể theo đúng định hướng.

- Trên cơ sở chiến lược hoạt động tín dụng mang tính dài hạn, xác định cụ

thể hơn với lộ trình cụ thể các lĩnh vực, mặt hàng, nhóm KH cần tăng trưởng mở

rộng, các đối tượng KH cần thu hẹp, cũng như các biện pháp thực hiện. Bên cạnh

các mục tiêu tăng trưởng phải xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận khi mở

rộng vào các thị phần mới.

- Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn, hàng năm, chính sách phát triển

hàng trọng yếu, lĩnh vực đầu tư, từng nhóm KH cũng như đề ra các công cụ, biện pháp để đạt được chính sách đó.

- Một chính sách đầu tư hợp lý phải đảm bảo đạt được mức độ tăng trưởng

tín dụngvới một cơ cấu đầu tư hợp lý để đảm bảo tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Trong thời gian tới cơ cấutín dụnghợp lý sẽ phải đảm bảo các định hướng:

Tăng trưởng tín dụng đi đôi khả năng huy động vốn, với cơ cấu hợp lý và hiệu quả được nâng cao.

Chủ động tham gia, thực hiện tốt các chương trình của Chính phủ, NHNN

liên quan.

Mở rộng danh mục KH với SMEs, doanh nghiệp khu công nghiệp và chế

xuất nhằm phân tán rủi ro và tăng cường hiệu quả trong hoạt động tín dụng

và tài trợ thương mại.

Lưu ý đến vấn đề mùa vụ trong từng ngành nghề, từng khu vực và đặc thù của từng doanh nghiệp để chủ động trong kế hoạch vốn dự phòng đáp ứng

vốn vay cho doanh nghiệp.

Đối tượng cho vay của NH cũng cần dịch chuyển theo hướng: Giảm dần tỷ

trọng cho vay đối với kinh doanh thương mại thuần túy, mở rộng hướng vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, cho vay các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị

và dây chuyền sản xuất hiện đại để đem lại lợi nhuận ổn định từ dự án. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để tạo nên các sản phẩm khác biệt so

với các NH bạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm các KH mới.

Phát triển mạnh mảng hoạt động tín dụng ngân hàng bán lẻ.

Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại từng chi nhánh và toàn bộ

Vietcombank.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 91)