Chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 93)

chính sách KH rõ ràng và mang tính chuẩn hóa cao nên việc áp dụng còn lúng túng và xử lý cảm tính cao. Chính sách KH sẽ bao gồm chính sách tiếp thị, chính sách về

cấp tín dụng, chính sách lãi suất… Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp

dụng trong hệ thống XHTD nội bộ, sử dụng kết quả này làm căn cứ chính để áp

dụng chính sách KH, bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của KH.

Xây dựng chính sách KH, phân nhóm KH hợp lý để có những ưu đãi phù hợp nhằm giữ chân KH cũ, thu hút KH mới theo hướng đa dạng hóa KH nhằm phân

tán rủi rotín dụng. Những biện pháp cụ thể là:

Phân loại KH dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại lẫn dự phóng trong tương lai như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho NH… để áp dụng giá vốn phù hợp trong cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với các nhóm KH đãđược phân loại.

Yếu tố tâm lý của KH, phong tục tập quán cũng nên được quan tâm một cách đặc biệt và có hệ thống theo dõi tập trung trên toàn hệ thống. Thu thập thông tin từ

những nhân viên/bộ phận trực tiếp tiếp xúc với KH để có chính sách chăm sóc phù hợp với từng nhóm đối tượng KH.

Tăng cường công tác phát triển KH theo hướng cung cấp dịch vụ trọn gói.

Một mặt để thực hiện bán chéo bán kèm các sản phẩm dịch vụ; mặt khác để giữ

chân KH, hạn chế tình trạng KH sử dụng dịch vụ của NH khác.

Sơ đồ 3.1: Mô hình bán chéo sản phẩm, dịch vụ kèm theo sản phẩm ĐTDA

Thiết lập cơ chế quản lý chi tiết, đặc biệt đối với các KH lớn có tỷ lệ từ 5%

Do thực trạng có sự tham gia của nhiều chi nhánh tại cùng một khu vực đầu tư; một KH có quan hệ với nhiều chi nhánh và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh trên cùng khu vực đầu tư, nên Vietcombank cần thiết xây

dựng Phương thứcquản lý quan hệ khách hàng tại từng khu vực đầu tư nhằm

mục tiêu: Tránh việc cạnh tranh không lành mạnh và tăng cường hiệu quả trong

quản lý QHKH; Đảm bảo công tác quản trị rủi ro đối với việc cấp tín dụng cho một KH; Đảm bảo tính thống nhất trong quản lý QHKH giữa các chi nhánh. Theo ý kiến

tác giả, 3 nguyên tắc cần xây dựng trong quản lý QHKH tại từng khu vực đầu tư là:

Tôn trọng quyền lựa chọn giao dịch của KH;

Các chi nhánh cùng giao dịch với KH thỏa thuận và thống nhất với nhau

lựa chọn Chi nhánh quản lý chính;

Các chi nhánh hạn chế cung cấp cùng một loại sản phẩm dịch vụ đến KH,

chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích bù đắp và hỗ trợ lẫn

nhau trong giao dịch với KH.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)