Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2007

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 46)

Trong thời gian này, dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm. Diễn biến tăng trưởng dưnợ cómột số đặcđiểm nhưsau:

- Giai đoạn 2001-2003: dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh trung bình 50%/năm, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được Vietcombank quan tâm hàng đầu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được khống chế trong mức cho phép của NHNN và luôn có tỷ lệ thấp nhất so với các NHTM khác trong cả nước.

- Giai đoạn 2004-2007: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên Vietcombank thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách trong

giai đoạn này bao gồm:

Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệkhách hàng, quản lý rủi ro và xửlý tác nghiệp;

Mởrộng cho vayđối với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có

độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổnđịnh, có độrủi ro lớn và kém hiệu quả;

Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế

thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tếchưa phát triểnđồngđều,ổn định;

Mởrộng cho vayđối với các ngành kinh tếmũi nhọn, mặt hàng có thịtrường tiêu thụ ổnđịnh.

Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo định hướng

trên, hoạt động tín dụng của Vietcombank tăng trưởng mạnh trong năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là hơn 40% so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)