Thiết lập danh mục đầu tư tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 97)

Việc xây dựng danh mục đầu tư tín dụng cần hướng đến tính đa dạng trên cơ

sở phân bổ hợp lý các nguồn vốn cũng như chi phí quản lý trong hoạt động tín dụng và được điều chỉnh một cách linh hoạt khi có những biến động của điều kiện kinh tế

- xã hội. Công việc này cần được Vietcombank thực hiện thường xuyên để nhanh

chóng lựa chọn được một danh mục đầu tư hợp lý, có khả năng giảm thiểu rủi ro.

Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa được ngành nghề, đối tượng vay, yếu tố địa lý và cả loại hình cho vay; Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát triển của thị trường; Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân NH; Phù hợp định hướng phát triển và lợi thế so

sánh của NH.Theo tác giả, Vietcombank cần thực hiện những vấn đề sau:

Tập trung vào nhóm KH sản xuất kinh doanh các mặt hàng được Nhà nước

khuyến khích như: xuất khẩu gạo, thủy sản, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng

trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu…

Vietcombank cần xây dựng “Quy định về cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh

phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ và Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 của NHNN về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn vì hiện tại Vietcombank chưa có quy định cụ thể.

Không thực hiện đầu tư tín dụng chạy theo nhu cầu của KH, không đầu tư ồ ạt theo phong trào, đầu tư mạnh vào các lĩnh vực đang “sốt” của thị trường. Lưu ý trong đầu tư tín dụng vào các ngành có sự hỗ trợ khá lớn của Chính

phủ nhưng vẫn còn đầu tư rất dàn trải và chưa hội tụ đủ những nhân tố cơ

Xem xét giao phòng/bộ phận tại HSC báo cáo tổng thể và đề xuất định hướng đối với các lĩnh vực đã có dư nợ lớn, trước mắt là Bất động sản, Điện

lực, Dầu khí, Xi măng, Sắt thép.

3.2.3. Tiếp tục đánh giá và rà soát Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ và Chính sách dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Việc Vietcombank xây dựng hệ thống XHTD để phân loại nợ định tính là một sự quyết tâm và cố gắng rất lớn của Ban Điều hành. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ

thống xếp hạng này thay cho cách làm cũ nhất định sẽ làm nảy sinh những vấn đề như: thay đổi về chính sách đánh giá KH và phân loại nợ so với hệ thống triển khai trước đây; đặc biệt là vấn đề tỷ lệ nợ xấu bởi qua thời gian áp dụng cho thấy tỷ lệ nợ

xấu của Điều 6 và Điều 7 Quyết định 493 của NHNN chênh lệch khá cao (tại thời điểm 30/06/2010 thìĐiều 6 là 3,26%; trong khi Điều 7 là 4,2%). Đây là một vấn đề

lớn cần được NH quan tâm giải quyết.

Để hoàn thiện Hệ thống XHTD nội bộ và Chính sách Dự phòng rủi ro để

phân loại nợ theo phương pháp định tính, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

Về phía các Chi nhánh Vietcombank:

- Chi nhánh cần quán triệt tới từng cấp, từng cán bộ tầm quan trọng của công

tác thu thập thông tin, phân tích đánh giá KH một cách đầy đủ và chính xác, để từ đó kết quả chấm điểm phản ánh trung thực mức độ rủi ro của KH.

- Quản lý thông tin KH liên tục, nhất là phải cập nhật tình hình KH định kỳ.

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc để hình thành nếp chấm điểm

hàng quý.

Về phía Vietcombank:

- Định kỳ hàng năm, Vietcombank tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoàn thiện bổ sung Hệ thống XHTD nội bộ và Chính sách DPRR cho phù hợp với

tình hình thực tế hoạt động của NH và quy định của pháp luật.

- Vietcombank cần theo dõi và giám sát chặt chẽ việc phân loại nợ, trích lập

và sử dụng DPRR của toàn hệ thống để đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại Điều 7 của Quyết định 493. Trường hợp có những biến động bất thường về tỷ lệ nợ

xấu, Vietcombank phải kịp thời đánh giá, xem xét nguyên nhân và đưa ra các biện

pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

3.2.4. Hiện đại hóa hệ thống Thông tin Tín dụng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữliệu thông tin sửdụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù, trong những năm gầnđây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm Thông tin Tín dụng Vietcombankđã có nhiều nỗ

lực trong tạo lập kho dữliệu vềcác doanh nghiệp vay vốn, cũng nhưxây dựngđánh giá vềcác ngành sản xuất kinh doanh, làm cơsởtrong phân tích tín dụng nhưng khả

năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo, đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương. Do đó, khả năngsử dụng các thông tin này cho công tác thẩmđịnh tín dụng chưa cao và chưa

đápứngđược yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Theo tác giả, Vietcombankcần tạo lập hệ

thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

Hình thành tổ chuyên nghiệp gồm những chuyên gia có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và đưa ra các dự báo trong tương lai về mặt hàng, lĩnh vực kinh

tế, chính sách của Nhà nước, bộ ngành trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương một cách kịp thời để trợ giúp cho Vietcombanktrong việc hoạch định chính

sách tín dụngnói chung và từng khoản vay nói riêng.

Dựa trên thông tin vềcác doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm Thông tin Tín dụng Vietcombank cần tổng hợp và đưa ra cácđánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống đểsử dụng trong thẩmđịnh tín dụng.

Vietcombank cần ban hành Quy chế thông tin trong nội bộ hệ thống, trong

đóquyđịnh trách nhiệm cũng như quyền hạn của cácchi nhánh trong việc cung cấp

thông tin, cũng như sử dụng thông tin. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ có khả năng nắm được các thông tin về danh mục đầu tư, đặc biệt nhóm KH liên quan nhằm trợ giúp cho Bộ phậnQuản lý rủi ro tín dụng.

Vietcombank cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, Cơ quan cung

cấp thông tin chuyên nghiệp để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từcác chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạtđộng của các công ty mẹ-đối tácở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tếcó vốnđầu tư nước ngoài.

Phòng Thông tin Tín dụng nên áp dụng các công cụ phân tích thông tin hiện

đạiđểtăngđộchính xác của các kết quả đánh giá, nhằmđưa ra các quyếtđịnh đúng

đắn.

3.2.5. Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

3.2.5.1. Nâng cao chất lượngthẩmđịnh và phân tích tín dụng

Rủi ro tín dụng thường bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫnđếnnhững quyếtđịnh cho vay sai lầm. Quá trình thẩm định cầnđáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyếtđịnh,đảm bảo sựcẩn trọng hợp lý trên cơsởphân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đápứngđược các yêu cầu vềchất lượng phục vụKH. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của KH thông qua xác định GHTD theo định kỳ6 tháng hoặc 1 nămtrên cơ sở hệ thống XHTD

vừa mới xây dựng. Công việc này sẽ giúp cho NH có cái nhìn tổng thểvềtình hình tài chính, chất lượng kinh doanh vàđánh giá triển vọng phát triển của KHđểnhận thấy những rủi ro tiềm ẩn;

Trên cơ sở GHTD đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vayđóđểgiảm bớt thời gian xửlý các giao dịch. Trong phân tích này, các chi nhánh cần tập trungđếntính pháp lý của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phươngán/dựán vay,đến nguồn cung cấp, thịtrường và khảnăng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của NH và kịchbản xử

lý khi những tình huống xấu xảy ra;

Trong thẩm định các dựánđầu tư, tình trạng KH nâng giá trịthực tếcủa dự

án để được vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này sẽdẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của KH vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của

KH không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút.Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trịtài sản bảođảm, NH cần thuê một tổchứcđịnh giá hoặc kiểm toánđộc lập, có uy tínđể thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình vàđịnh giá tài sản.Đồng thời

thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dựán của KH, giải ngân đốiứng theo tiếnđộ công trình.

3.2.5.2. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơcấu các chi phí trong nhu cầu vốn của KH, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừnhững trường hợp do đặc thù hoạt động của KH;

- Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, KH sửdụng vốn sai mụcđích mà còn do NH không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến

tình trạng KH sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, các chi nhánh cần thực hiện kiểm soát chặt chẽsau khi cho vay:

Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của khoản vay, chất lượng KH. Do mỗi khoản vay, mỗi KH vay có sự khác biệt nhất định nên các chi nhánh cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý. Theo tác giả, Vietcombank có thể sử dụng kết quả XHTD KH làm cơ sở cho việc xác

định định kỳhàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sửdụng vốn vay, theo

đó những KH có kết quả XHTD cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sửdụng dài hơn; các K H có kết quả XHTDcàng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những KH có nợ xấu, cần kiểm tra 1 lần/tháng để theo sát tình hình KH; có nhậnđịnh, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chếRRTD.

Trong kiểm tra sử dụng vốn, các chi nhánh cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế; có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của KH; kịp

thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tínhđối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Chi nhánh cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro nhưKH có khó khăn trong việc trảnợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thịtrườngảnh hưởng xấuđến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên các dấu hiệu rủi ro được cảnh bảo trong Quyết định 106 về

quản lý và xử lý nợ có vấn đề để chủ động xử lý, nắm bắt kịp thời các rủi ro có nguy cơxảy ra.

Theo dõi chặt chẽcác nguồn tiền của KH trên cơsởxây dựng cơchế trasoát

đối với từng loại vay: các khoản vayđể xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộchứng từhàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơbản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ

và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của KH mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của KH… Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp NH kịp thời thu nợ đúng hạn.

3.2.5.3. Nâng cao hiệu quảcông tác kiểm tra nội bộ

Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thông qua chức năng của Phòng Quản lý nợ, Vietcombankcần chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường hiệu quả quản trị rủiro tín dụng. Theo ý kiến tác giả,

Vietcombank có thể xây dựng mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ theo chiều dọc,

tức bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp

của bộ phận kiểm tra nội bộ HSC, không chịu sự chi phối của Giám đốc; Bộ phận

Kiểm tra nội bộ HSC sẽ do UBQLRR chỉ đạo trực tiếp, không chịu sự chi phối của

Tổng Giám đốc. Có như vậy thì Phòng Kiểm tra nội bộ mới đủ thẩm quyền để

thực thi các nhiệm vụcủa mình.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, Vietcombank cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các KH có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khảnăng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang

tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6. Nhóm các giải pháp hạn chế, bùđắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

3.2.6.1. Tăng cường hiệu quảcông tác xửlý nợcó vấnđề

Khả năng thực thi các biện pháp xử lý phát mại tài sản, khởi kiện, bán nợ của

Vietcombank còn rất hạn chế. Do các quy định hỗ trợ các hoạt động này như: quy

trình về phát mại tài sản, quy trình về khởi kiện, quy định về mua bán nợ (hiện có quy định tạm thời) còn thiếu. Vietcombank cần nghiên cứu để sớm ban hành các

quy định để khắc phục sự lúng túng và kém hiệu quả khi áp dụng các biện pháp này. Việc xử lý nợ có khả năng mất vốn bằng DPRR cần được tăng cường thực thi để phát huy đúng vai trò của biện pháp xửlý này. Theo tác giả, trước mắt các chi

nhánh cần đặt trọng tâm vào hoạt động bán nợ để xử lý các khoản nợ đã xử lý bằng

DPRR tại đơn vị mình.

Tập hợp thông tin về tài sản cần bán thu nợ để công bố trên trang web của

Vietcombank nhằm tập trung xử lý và tăng cơ hội tìmđược đối tác xử lý.

Tiếp tục củng cố hệ thống xử lý nợ cả về mặt tổ chức lẫn con người. Trong

thời gian tới, Ban lãnh đạo Vietcombank cần xem xét, cơ cấu lại Tổ/nhóm xử lý nợ

tại chi nhánh thành một tổ chức chính thức tại chi nhánh thay cho cơchế hoạt động

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 97)