Để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ
xấu trong tương lai, thời gian qua Vietcombank đã tổ chức nghiên cứu, tổng hợp nhanh các nguyên nhân thường gặp của các khoản nợ xấu phát sinh gần đây trong
toàn hệ thống. Trên cơ sở đó, Vietcombank đãđưa ra kết quả tổng hợp nghiên cứu,
có 9 nhóm nguyên nhân chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự mức độ thường xảy ra
từ cao xuống thấp như sau:
Một là, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn). Trường hợp này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có cácđặc điểmnhưsau:
- Áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng không tương xứng với mức độrủi ro và chất lượng KH. Cho vay hạn mức tín dụngnhưng không kiểm soát
được việc sửdụng vốn vay của KH.
- Cùng lúc triển khai nhiều dự án, phương án (nhất là lĩnh vực xây dựng,
kinh doanh bất động sản) và dùng nguồn thu dự kiến của phương án, dự án này làm nguồn trả nợ cho phương án, dự án khác ở mức độ thường xuyên và quá mức.
- Sốtiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưuđộng thực sựcủa KH.
- KH có nhiều chi nhánh/đơn vị kinh doanh phụ thuộc ở nhiều địabàn xa so với địa bàn của Chi nhánh cho vay.
- Cho vayđầu tư dự án với thời hạn không phù hợp với khả năng khấu hao, dẫnđến KH bịbuộc phải dùng nguồn ngắn hạn lưuđộngđể trảnợtrung dài hạn.
- KH cùng lúc vay nhiều tổ chức tín dụng, dẫn đếncạnh tranh quá mức và không kiểm soátđược dòng tiền củađơn vị.
- Thời hạn cho vay (nhất là vay vốn lưu động) dài hơn mức cần thiết so với chu kỳdòng tiền, dẫn đếnKH sửdụng tạm thời nguồn tiền khi chưađến hạn trảnợ
cho NH.
Hai là, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối tiền vay và tài sản hình thành từvốn vay. Rủi ro tín dụng này thường xảy ra trong các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay có các đặcđiểm:
- Giải ngân tiền mặt để ứng vốn cho các đại lý thu mua nhưng không kiểm
soát được chất lượng và sốlượngđại lý, dẫnđến bịchiếm dụng, thất thoát.
- KH không có chính sách, biện pháp quản lý các khoản phải thu (nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản, sửdụng vốn ngân sách).
- Khi KH gặp khó khăn, các chủ đầu tư khác trướcđây góp vốn bằng tài sản, sauđó tìm cách rút vốn ra bằng tiền mặt.
Ba là, khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm, thường xảy ra ở các khoản vay có cácđặcđiểm:
-Đầu tưsản phẩm công nghệ cao, hàngđiện tử với thời hạn dài hơn vòng
đời thực tế, có trường hợp thời hạn cho vay 8 năm trong khi sản phẩm có vòngđời thực tế dưới 5 năm.
- Đầu tưsản xuất vật liệu mới nhưng chưa có chứng nhận kiểm định được lưu hành, khôngđánh giáđúng khảnăng cạnh tranh so với sản phẩm hiện có…
- Thẩm định cho vay (nhất là đầu tư dự án) nhưng không thực sự hiểu các nội dung cơ bản về mặt kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm/chu trình sản xuất, đặc điểm
kinh doanh mặt hàng.
Bốn là, khách hàng không đủ vốn lưu động để kinh doanh, thường xảy ra đối với các khoản vay sau:
- Khi cho vayđầu tưdự án nhưng không tính đúng, tínhđủ tổng mức đầu tư
cần thiết, nhất là nhu cầu vốn lưuđộng.
- KH không cóđủ vốn đối ứng như cam kết do năng lực kém, nội bộ mâu
thuẫn - nhất là các công ty cổ phần, hoặc do tính toán vốn tự có trên cơsởbán tài sản…
- Không thẩm định tổng thể mức đầu tư của dự án, tách thành các “giai
đoạn”, khoản vay lẻ khác nhau nằm trong mức thẩm quyền của chi nhánh. Khi giải ngân hết khoản vay hoặc triển khai xong một “giai đoạn”, dự án vẫn không hoạt
độngđược. Nguyên nhân này xuất phát từbất hợp lý trong phân cấp ủy quyền cho các chi nhánh vềcho vay đầu tư dự án: Chỉquy định về mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn đối với một dự án đầu tư, mà không quy định mức phán quyết hạn mức cho vay trung dài hạn tốiđađối với một KH.
- Khách hàng có hệsốnợvay/vốn tự có rất cao, từ 4 đến 5 lần trở lên.
Năm là, khách hàng không cóđủ hoặc không thu xếp được nguồn vốn như kế hoạch, thường xảy ra đối với các lĩnh vực hoặc các khách hàng/khoản vay
có đặcđiểm:
- Cho vay giải phóng mặt bằng, nguồn trả nợ dựa trên nguồn huy động từ
các nhà đầu tưthứphát.
- Không đủkhảnăng vềvốn tựcó (thường xảy raở các dựán bấtđộng sản, mua máy móc thiết bị, các dự ánmà chủ đầu tư kêvốn tựcó tham gia rất lớn, vốn tự có dựa vào nguồn phát hành trong tương lai…)
- Cho vay “bắc cầu” ngắn hạn hoặc mở L/C, bảo lãnh nhập khẩu máy móc khi chưa thẩm định tổng thể dự án, hoặc dựa trên nguồn vốn trung dài hạn chưa chắc chắn (các khoản vay trung d ài hạn chưađược phê duyệt, bảo lãnh phát hành trái phiếu không có ràng buộc rõ ràng thờiđiểm…)
- Triển khai đầu tư tại thời điểm thị trường tài chính quá thuận lợi, dẫn đến
chủ quan trong tính toán tính khả thi của thu xếp nguồn vốn.
Sáu là, Vietcombank khôngđánh giáđúng tình trạng tổng thể của khách hàng,đối với các khách hàng và khoản vay có đặcđiểm:
- KH có nhiều đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm ở nhiều địa bàn (nhất là thuộc lĩnh vực thu mua xuất khẩu, giải ngân tiền mặt) bịchậm trễkhi quyết toán tài chính.
- Thực tếbịlỗ nhiều năm nhưng báo cáo tài chính (thường là không có kiểm toán) vẫn có lãi (giá trịkhoản phải thu, hàng tồn khotăng đột biến, giá trịlớn).
- Nhiều năm liên tục, giá bán không đủbùđắp chi phí biếnđổi.
- Các phương án từng lần trong cho vay theo hạn mức tín dụng đều có lãi, nhưng tổng hợp cảnăm thì lỗ.
Bảy là, do thayđổi chính sách, thường xảy raởcác khoản vay thuộc:
- Lĩnh vực kinh doanh thương mại nhập hàng về bán trong nước (ôtô, xe máy, gỗ tròn…).
- Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Tám là, khách hàng đầu cơtheo giá trị tài sản, đối với các khách hàng và khoản vay có đặcđiểm:
- Dùng tài sản là bất động sản, chứng khoán thế chấp vay với mụcđích khác nhau mà NH không kiểm soát được.
- Cho vay với nguồn trảnợdựa quá nhiều vào giá trịtài sản thếchấp.
- Cá nhân vay giá trị lớn (hàng chục tỷ đồng) với mục đích mua nhà, bất
động sản (không phải là trường hợp cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất, kinh doanh hàng hóa thông thường).
Chín là, khách hàng có chủ đích lừađảo, thường xảy rađối với các doanh nghiệp thành lập nhiều công ty trong cùng mộtnhóm để vay vốn; hoặc đối với các chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc thiết bị.