Định hướng khách hàng vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 95)

- Chú trọng đầu tư tín dụng cho các SMEs - khối doanh nghiệp đang được sự

hỗ trợ của Nhà nước và tổ chức nước ngoài. Trong xu thế phát triển tương lai thì các doanh nghiệp này sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ về chất và lượng, và là

điều kiện thuận lợi cho đầu tưtín dụng. Tuy nhiên, đầu tưtín dụng cho các SMEs của Vietcombank còn thấp (chiếm 28% trên tổng dư nợ); mặt khác, kinh tế Việt Nam có sự phát triển khá trong thời gian gần đây nhưng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn gặp khá nhiều rủi ro do những lợi thế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp không lớn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được các yêu cầu cho sự phát triển, do đó tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao.

Đồng thời, sự xuất hiện của các NH trong các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam như: Tập đoàn Dầu khí, TậpđoànĐiện lực… thì khảnăng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như hiện nay của Vietcombank sẽ rất hạn chế. Do đó, lựa chọn phát triển phân khúc thị trường SMEs là lựa chọn hợp lý và đặc biệt càng có ý nghĩa khi các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN càng nghiêm ngặt làm gia tăng chi phí nên phân tán rủi ro vào các SMEs trởnên quan trọng do đối tượng

này thường có tài sản bảo đảm đủ, đồng thời khoản cấp tín dụng giá trịnhỏ, rủi ro xảy ra sẽcó ảnh hưởng không lớn.

- Tiếp tục phát triển nhóm KH là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), là nhóm KH mà Vietcombank đã thực hiện đầu tư tín dụng nhưng chưa

tương xứng với mứcđộphát triển của nhómđối tượng KH này trong thời gian qua. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thếgiới và việc gia nhập vào tổchức WTO, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Namđang ngày một gia tăng. Thực tiễnđầu tưtín dụng cho các doanh nghiệp FDI của một sốchi nhánh trong hệ

thống Vietcombank như: Chi nhánh Bình Dương, Đồng Nai… cho thấy đây là nhóm KH có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh; do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Dođóđây là phân khúc thị trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thông tin, chuẩn bị

chuđáo cho sựtăng tốc trong tương lai.

- Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ

trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ; sự phát triển các gói sản phẩm tín dụngđồng bộnhưcho vay CBCNV, thấuchi, cho vay mua nhà dựán, cho vay mua ôtô…), trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong phát triển các sản

phẩm tín dụng bán lẻ, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trường khá mới và không phải là thế mạnh của Vietcombank, do đó cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quảcác khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thểvề gói

sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ NH khác…); đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của NH. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ của nhómtưnhân, cá thểchỉchiếm 10% trong tổng dư nợcủa Vietcombank và định hướng đưa tỷ trọng này lên 15% trong năm 2010. Vietcombank muốn xây dựng mục tiêu trở thành “mộttrongnămngân hàng bán lẻ

tốtnhất tại Việt Nam vào năm 2015”, theo tác giả nên sử dụng các biện pháp sau:

Bám sát các thế mạnh của chính mình, tập trung nguồn lực vào những địa

bàn, lĩnh vực mà Vietcombank có lợi thế cạnh tranh;

Danh mục sản phẩm tín dụng cần bao phủ hết nhu cầu của KH/yếu tố vùng miền;

Phối hợp giữa bán buôn và bán lẻ trong chào bán sản phẩm;

Triển khai thí điểm phương thức cho vay bán lẻ mới dựa trên hệ thống

XHTD cá nhân;

Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm cho vay, điều chỉnh tính năng sản phẩm cho

vay phù hợp hơn với thị trường.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 95)