Chính sách tín dụng của Vietcombank được xây dựng theo nguyên tắc tuân
thủ pháp luật,phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ; vừa
bảo sự bình đẳng đối với mọi loại hình KH, đề cao trách nhiệm của mỗi cá nhân
tham gia vào quá trình cho vay.
Từ những rủi rođã gặp phải trong quá trình kinh doanh những năm qua, Vietcombank đã thực hiện tốt định hướng “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tớicác chuẩn mực quốc tế”với một số
vấn đề cơbản:
Tiếp tục tăng cường quản trịrủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, mở
rộng tín dụng an toàn, tập trung vào các dự án thực sự khả thi và hiệu quả, đồng thời với việc tập trung giải quyết nợxấu và kiểm soát chặt chẽnợquá hạn.
Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs),
mở rộng cho vay bán lẻ, giảm dần cho vay đối với các Tổng Công ty và Tập đoàn là KH truyền thống của Vietcombank nhưng tình hình tài chính chưa tốt, khả năng
phát triển kinh doanh hạn chế; mạnh dạn cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh. Chú trọng công tác thẩm định tín dụng và nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm để tăng trách nhiệm của KH cũng như hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Phối kết hợp
các dịch vụ NH đồng bộ để nâng cao chất lượng phục vụ, đồng thời tăng cường khả
năng thu hồi nợ.
Chính sách tín dụng của Vietcombank quy định về quy mô và GHTD, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có; quy định các loại hình tín dụng, đa dạng hóa
lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt được nhịp đập của nền kinh tế; phân tán rủi ro,
song Vietcombank cũng chọn một thế mạnh để làm mũi nhọn tài trợ cho mình, tránh sự cạnh tranh gay gắt với các NH khác. Trong năm 2008, đa số KH của Vietcombank đều bị tác động khá mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng,
kinh tế trong nước và trên thế giới với mức độ tác động ít hay nhiều tùy thuộc vào
đặc điểm ngành hàng, tiềm lực tài chính, khả năng quản trị của doanh nghiệp. Một
số ngành hàng gặp nhiều khó khăn như: sắt thép, bất động sản, thủy sản, ngành vận
tải biển, một số mặt hàng xuất khẩu giảm kim ngạch do thị trường xuất khẩu khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình của Tập đoàn Vinashin đang gặp khó khăn nên Vietcombank cũng có chính sách tín dụng ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro
Chính sách tín dụng của Vietcombank cũng quy định rõ trách nhiệm giữa
các khâu thẩm định, cho vay và theo dõi nợ vay; quy định về việc xử lý nợ trong các trường hợp cho vay theo quy định, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ
và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay đãđược quy định
rõ ràng tiến sát với thông lệ quốc tế.
2.3.3.2. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức và mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Trong những năm gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ
chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của Vietcombank. Giờ đây, đến với Vietcombank, chúng ta không còn thấyPhòng Tín dụng- là bộ phận trước đây tiếp
xúc KH và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay.
Chúng ta sẽ được làm quen với một bộ phận mới là Phòng Quan hệ Khách hàng
(hay còn gọi là phòng Khách hàng) - là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các
yêu cầu của KH để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ
bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được Vietcombank áp dụng là:
Mô hình và cơ cấu tổ chức tín dụng thể hiện sự phân cấp và phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng:
Vietcombank đang từng bước hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ
HSC đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận; đồng thời đã xây dựng các chính sách QLRRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư…
-Về phân cấp:Hội sở chính chủ yếu thực hiện chức năng quản lý, tái thẩm định và chăm sóc 26 khách hàng là các Tổng công ty lớn. Cụ thể hơn nữa có các bộ
phận và phòng ban như: Ủy ban QLRR, HĐTDTW, Phòng Chính sách Tín dụng,
Phòng Công nợ, Phòng QLRRTD, Phòng Quan hệ khách hàng HSC, Phòng Đầu tư
dự ánHSC, Phòng Thông tin Tín dụng.
-Về thẩm quyền phán quyết: Vietcombank đã ban hành mới Quy định về
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với KH không phải là TCTD theo Quyết định
số 245/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008. Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm
P h ò n g T ín d Phòng quản lý rủi ro Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý nợ
quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Vietcombank như thẩm quyền phán
quyết của: HĐTD TW, Giám đốc QLRR, Giám đốc KH, Trưởng/phó phòng QLRR
HSC, HĐTD cơ sở và Giám đốc/Phó Giám đốc các chi nhánh.
Triển khai đồng loạt trên toàn hệ thống mô hình tín dụng ba khối theo khuyến nghị của nhóm tư vấn nằm trong dự án hỗ trợ kỹ thuật tái cơ cấu Vietcombank của Ngân hàng ING (Hà Lan)
Với sự tư vấn của Ngân hàng ING (Hà Lan), Vietcombank đã triển khai mô
hình quản lý tín dụng mới trong toàn hệ thống từ tháng 7 năm 2006. Đó là phân tách bộ phận Tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như: bộ phận quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách
hàng, khởi tạo tín dụng);bộ phận quản lý rủi ro tín dụng(thực hiện thẩm định tín
dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện
các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng); bộ phận tác nghiệp
(thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).
Chức năng bán hàng
Chức năng quản lý rủi ro
Chức năng tác nghiệp
Sơ đồ 2.2:Mô hình tín dụng 03 khối theo tư vấn của ING Bank
-Để mô hình có thể đi vào thực tế hoạt động tín dụng của Vietcombank, đó
là một quá trình gian khổ, tốn kém cả về nhân lực và vật lực. Nếu như trước đây
theo mô hình tổ chức hoạt động cho vay cũ thì chỉ có một phòng duy nhất tham gia
vào toàn bộ quá trình đó là Phòng Tín dụng. Mô hình nàyđãđược áp dụng trong
dụng một mô hình tín dụng mới chính là sự thay đổi một cách cơ bản trong tư duy và sâu hơn nữa đó chính là sự chia sẻ về quyền lực. Do đó, để có thể triển khai mô
hình này, Vietcombankđã có sự tập huấn trong quá trình triển khai và chuẩn bị cho
sự thay đổi căn bản về mặt tư duycủa mỗi cán bộ làm công tác cho vay, cũng như đội ngũ ban lãnhđạo làm công tác phê duyệt các khoản vay.
-Mô hình này được đưa vào triển khai thực chất đã khắc phục được một số nhược điểm vẫn tồn tại trong mô hình trước đây, đó là (i) bộ phận thực hiện chức năng kinh doanh không độc lập với bộ phận thẩm định rủi ro trong một khoản vay,
dẫn đến làm giảm hiệu quả của cả hai phần việc này trong một khoản cho vay. Các
cán bộ tín dụng không thể thực hiện tốt đồng thời cả việc chăm sóc KH, phát triển
mạng lưới và làm tốt cả chức năng thẩm định rủi ro đối với KH đó; (ii) hạn chế tối đa những rủi ro tác nghiệp, nhờ việc chuyên môn hóa cho một bộ phận chuyên
trách trong lưu trữ hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống, sẽ không còn tình trạng
cán bộ tín dụng vì quan hệvới KH mà xóa lãi phải thu, sửa chữa một cách tùy tiện
các thông tin trên hồ sơ của khoản vay. Và hơn thế nữa sẽ giải phóng những cán bộ làm công tác chăm sóc, phát triển KH và những cán bộ có trình độ thẩm định cao
khỏi những công việc mang tính tác nghiệp đơn thuần như lưu trữ hồ sơ và nhập
liệu vào hệ thống.
-Việc Vietcombank xây dựng mô hình QLRRTD nàyđã giúp cho các quyết định tín dụng mang tính khách quan hơn nhờ sự tách bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định; cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận
dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào
đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những
rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của Vietcombank hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, mọi sự bắt đầu đều có những gian nan và những tình huống mà khi thiết kế xây dựng Quy trình cho mô hình ba khối này không thể lường trước được. Mô hình phải trải qua thực tế sống động để hoàn thiện hơn nữa.
Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình quản lý theo chiều dọc
- Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính và bộ phận chuyên trách quản lý, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở
chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.
- Thay vì quản trị theo sản phẩm như hiện tại, mô hình khối cho phép
Vietcombank quản trị kinh doanh theo đối tượng KH: bán buôn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa, bán lẻ (cá nhân). Và mỗi đối tượng KH lại cần các chính sách riêng. Theo
đó, khối NHbán buôn sẽ cho phép thống nhất được chính sách cũng như công tác kinh doanh đối với các KH bán buôn xuyên suốt từ HSC đến chi nhánh (tổ chức của
chi nhánh cũng được bố trí phù hợp tương ứng). Tương tự đối với khối NH bán lẻ…
- Cơ chế quản lý theo ngành dọc cho phép: quản lý rủi ro hữu hiệu hơn (thông tin đầy đủ hơn và nhất quán hơn hỗ trợ cho công tác quản lý); chính sách KH
và công tác phục vụ KH được tốt hơn (từng đối tượng KH được hưởng các chính
sách nhất quán tại bất kỳ chi nhánh nào củaVietcombank); công tác kinh doanh, thị trường mục tiêu, sản phẩm mục tiêu… sẽ có được định hướng rõ ràng với sự chỉ đạo nhất quán của khối.
2.3.3.3. Xây dựng Quy trình tín dụng chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn
Quy trình tín dụng là trình tự thực hiện việc cấp tín dụng theo các nguyên tắc, thủ tục đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách tín dụng
của NH. Việc xây dựng quy trình tín dụng là việc quan trọng trong công tác quản
trị RRTD của một NH, vì nếu thiết lập được một hệ thống quy trình có khoa học sẽ
góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng của NH.
Hiện nay, Vietcombankđang thực hiện 3 quy trình tín dụng dành cho các
đối tượng KH khác nhau:
Đối với cho vay tư nhân, cá thể: áp dụng Quy trình nghiệp vụ Tín dụng
ban hành kèm theo Quyếtđịnhsố 130/NHNT.QLTD ngày 12/08/2002 (gọi tắt là
Quy trình 130). Đây là quy trình áp dụng đối với tất cả các KH vay (thể nhân,
pháp nhân). Tuy nhiên, sau khi ban hành quy trình cho vay SMEs; quy trình cho vay doanh nghiệp lớn thì quy trình 130 chỉcòn áp dụng đối với KH là thểnhân.
Đối vớicác doanh nghiệp nhỏvà vừa (SMEs): áp dụng theo Quy trình Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ- NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 (gọi tắt là Quy trình 36). Quy trình này được áp dụng đối với các KH là doanh nghiệp nhỏvà vừa theo quy định của Vietcombank trong từng thời kỳvà không thực hiện qua Phòng QLRRTD.
Vềcơbản, quy trình cấp tín dụng đối với tư nhân cá thểkhá tươngđồng với quy trình tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về các bước thực hiện.
Điểm khác biệt nhất của quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là hệ thống mẫu biểu và trách nhiệm của bộ phận Quản lý nợ trong quy trình (ngoài việc lưu giữhồsơ, cập nhật dữ liệu trên hệthống còn thực hiện kiểm tra giải ngân).
Đối với các doanh nghiệp lớn: áp dụng theo Quy trình Tín dụng đối với
khách hàng tổ chức ban hành kèm theo Quyết định số 246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 (gọi tắt là Quy trình 246). Quy trình này hướng dẫn về trình tự
xử lý các bước trong quá trình xác định GHTD, cấp tín dụng đối với KH tổ chức
(không phải là tổ chức tín dụng) không thuộc Quy trình 36. Quy trình này quyđịnh
việc cấp tín dụng phải qua 3 bộ phận độc lập là: KH, QLRRTD và QLN. Đây chính
là quy trình thực thi mô hình tín dụng ba khối được phân tích ở phần trên.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Quy trình 246 so vớiQuy trình Tín dụng đối
với khách hàng là doanh nghiệpban hành theo Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD
ngày 26/05/2006 (gọi tắt là Quy trình 90 – tiên phong trong việc áp dụng mô hình tín dụng ba khối) là Vietcombank thực hiện QLRRTD tập trung, thông qua phòng QLRRTD trực thuộc HSC, bao gồm hai bộ phận: một đặt tại HSC (QLRRHSC) và một đặt tại TP.HCM (QLRRHCM) thay vì trải đều phòng QLRRTD tại tất cả các
chi nhánh của Vietcombank. Riêng Phòng Khách hàng và Phòng Quản lý nợ vẫn được đặt tại HSC, Sở Giao dịch và các chi nhánh để phát triển kinh doanh và thực
hiện tác nghiệp.
Việc thay thế bằng Quy trình 246 là một bước cải tiến hợp lý trên cơ sở thực
tế phát sinh từ khi triển khai Quy trình 90. Mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phòng Tín dụng thành Phòng QHKH, Phòng QLRRTD và Phòng QLN tại mỗi chi nhánh chỉ đạt vềmặt hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Đồng thời, Quy
trình 90 còn kéo dài thời gian cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của NH và cơ hội kinh doanh của KH vì phải qua nhiều bộ phận và nhiều thủ tục
giấy tờ rườm rà. Thay vào đó, bộ phận QLRRTD trong Quy trình 246 chỉ xác định,
phê duyệt và rà soát GHTD định kỳ và đưa ra những yêu cầu quản lý tín dụng cần
thiết đối với từng KH để mỗi chi nhánh trực thuộc tự quyết định việc cấp tín dụng thường xuyên cho KH mà không cần phải qua bộ phận QLRRTD.
2.3.3.4. Xây dựng và triển khai Hệ thống Xếp hạng Tín dụng nội bộ và Chính sách dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Vietcombank đã xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank); trải qua thời gian, hệ
thống xếp hạng nội bộ này đãđược chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều
kiện kinh tế- xã hội đã thayđổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết.
Việc xây dựng mới hệ thống XHTD nội bộ để phân loại nợ định tính thể
hiện sự quyết tâm và cố gắng rất lớn của Vietcombank, xuất phát từ những lý do:
Thời gian qua, Vietcombank đã áp dụng việc phân loại nợ và trích lập DPRRTD theo Điều 6 Quyết định 493. Vietcombank đã thực hiện cổ phần hóa,