Thực trạng phân loại nợ tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

Sự tăng trưởng, mởrộng đầu tư tín dụng luônđi kèm với những rủi ro tiềm

ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng tín dụng cao trong một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Vietcombank dường như cũng không

thoát rađược quy luật khắc nghiệt đó của thị trường. Trong giaiđoạn năm 2005- 2007, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Vietcombank luôn được duy trì ở mức thấp, khoảng trên dưới 3%/tổng dưnợ. Tuy nhiên trong năm 2008, chất lượng tín dụng của Vietcombank giảm sút, thểhiện ởtỷ lệnợxấutăng đột biến.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân loại nợ của Vietcombank thời gian qua

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 T6/2010

1. Tổng dư nợ tín dụng 67.743 95.430 111.643 141.621 151.796 - Nợ nhóm 1 65.318 90.719 103.661 130.089 141.259 - Nợ nhóm 2 890 1.438 2.931 8.033 5.589 - Nợ nhóm 3 763 1.690 2.576 441 1.846 - Nợ nhóm 4 359 935 1.027 395 597 - Nợ nhóm 5 413 648 1.448 2.663 2.504 2. Tổng dư nợ xấu 1.535 3.273 5.051 3.499 4.947 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,27 3,43 4,52 2,47 3,26

Ngun : - Tổng hợpBáo cáo phân loại nợ của Vietcombank từ năm 2006 đến 2009.

-Báo cáo đánh giá chất lượng tín dụng của VCB trong 6 tháng đầu năm 2010.

- Bảng tổng hợp phân loại nợ được thực hiện theoQuyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Nợ xấu tại thời điểmcuối năm 2008 là 5.051 tỷ đồng, tăng 54,32% so với năm 2007 và tỷ lệ nợ xấu 4,52% của Vietcombank cao hơn mức trung bình của

ngành NH là 3,5%.

- Trong năm 2009, Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín

dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ

cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ KH…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro…

Kết quả là chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Đến ngày 31/12/2009, số dư

nợ xấu của Vietcombank là 3.499 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,47% - thấp hơn nhiều so

nợ xấu thấp hơn; 12/66 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức bình quân của hệ

thống, trong đó hai chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu tới 2 con số là Thái Bình (18,3%) và Cam Ranh (14,8%).

- Tại thời điểm ngày 30/06/2010, tổng nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 của

toàn hệ thống là 4.947 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nội bảng là 3,26% cao

hơn so với năm 2009, nguyên nhân do từ tháng 3 năm 2010 HSC hạ nhóm nợ các

KH trong hệ thống khi thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493.

Thực chất những khoản nợ xấu của Vietcombank tập trung chủ yếu vào dư

nợ cho vay đối với những doanh nghiệp có mặt hàng kinh doanh với giá cả biến động nhiều và phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới như: mặt hàng phân bón, sắt

thép, nông sản... Thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank chưa thực sự hiệu quả;cùng với sự tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2007, sự khủng hoảng kinh tế trong năm 2008, sự suy giảm kinh tế năm 2009, cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lượng tín dụng của Vietcombank.

Đây là thách thức thựcsự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triểnổnđịnh và bền vững đối với Vietcombank.

Về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng:

- Tại thời điểm ngày 31/12/2009, Vietcombank đã trích đủ 100% dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của

NHNN. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro đến cuối năm 2009 theo Báo cáo kiểm toán hợp

nhất là 5.502 tỷ đồng trong đó dự phòng chung là 1.387 tỷ đồng và dự phòng cụ thể

là 4.115 tỷ đồng. Trong năm, Vietcombank đã tích cực áp dụng các biện pháp thu

hồi nợ và số tiền thu hồi được ghi vào thu nhập bất thường là 148 tỷ đồng.

- Tại thời điểm ngày 30/06/2010, số dự phòng rủi roVietcombank phải trích theo quy định hiện hành của NHNN sau khi điều chỉnh là 4.977,8 tỷ đồng. Số tiền Vietcombank đã trích dự phòng rủi ro còn đến thời điểm đó là 5.780,8 tỷ đồng.

Tổng số rủi ro đã sử dụng dự phòng lũy kế đến thời điểm ngày 30/06/2010 tại Vietcombank ước khoảng 5.937,1 tỷ quy đồng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)