Quyền ứng cử

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 47)

Song song với quyền bầu cử là quyền ứng cử của công dân. Quyền ứng cử là qui định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được bầu làm đại biểu. Công dân đủ hai mốt tuổi trở lên thì có quyền tự ứng cử. Điều 12 Sắc lệnh 51 ghi rõ “Người ứng cử được tự do ứng

cử nơi mình chọn lấy nhưng chỉ một nơi ấy thôi”. “Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đều qui định quyền ứng cử của công dân” [10, tr.204].

Cùng với việc xây dựng quyền làm chủ Hiến pháp 1980 đã coi quyền ứng cử như một quyền thụ động và chỉ là khả năng “có thể được bầu” của công dân. Thực hiện chủ trương tích cực hóa vai trò của công dân tham gia bầu cử, Hiến pháp năm 2013, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND 2010 đã qui định quyền bầu cử và quyền tự ứng cử của công dân. “So với quyền bầu cử, quyền ứng cử của công

dân có những yêu cầu cao hơn. Trước hết ở độ tuổi, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử, nhưng công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên mới có

quyền ứng cử” [10, tr.204]. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã qui định “Người ứng cử là người có quyền bầu cử, phải ít ra là hai mươi mốt tuổi, và biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ” [39, tr.11]. Ngoài qui định trên, theo Điều 3, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND 2010 qui định đại biểu HĐND có những tiêu chuẩn sau đây:

Trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương; Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân… [40, tr.40 ].

Dựa vào các tiêu chuẩn này, các công dân tự ứng cử và các tổ chức xã hội thuộc MTTQ Việt Nam giới thiệu, đề cử ứng cử viên. Trong việc thực hiện quyền ứng cử của công dân pháp luật hiện hành qui định công dân có quyền bầu cử, ứng cử. Nhưng để được ghi tên vào danh sách ứng cử công dân phải được MTTQ Việt Nam hiệp thương giới thiệu. Liên quan đến điều kiện ứng cử của một số quốc gia trên thế giới tập trung vào các nội dung như:

“Thời hạn cư trú, giá trị tài sản, tiền đặt cọc của người ứng cử (ở Pháp qui định đặt cọc là 1.000 Frang (nếu ứng cử Nghị sỹ Quốc Hội). Hoặc để được ứng cử công dân đó phải được một đảng giới thiệu, hoặc thu thập được một lượng chữ ký ủng hộ mình (ở Hung Ga Ri là 750 chữ ký)” [9, tr.319-320]…

Như vậy, quyền bầu cử, quyền ứng cử là quyền chính trị nằm trong quyền cơ bản của công dân thuộc quyền con người. Để quyền công dân và quyền con người được bảo đảm thực hiện, thì quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân cũng cần thiết phải đặt trong một khuôn khổ nhất định phù hợp với điều kiện và xu thế phát triển của từng quốc gia. Ngược lại, quyền bầu cử,

ứng cử và các qui định về bầu cử được qui định một cách rõ ràng, minh bạch trong các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước sẽ góp phần để quyền công dân, quyền con người được thực hiện triệt để, tạo cơ sở trong việc xây dựng bộ máy nhà nước với các cơ quan đại diện thực sự dân chủ, trong sạch, hoạt động có hiệu quả “vì dân”.

Kết luận Chƣơng 1

Từ những điều đã trình bày về cơ sở lý luận của pháp luật bầu cử đại biểu HĐND được thể hiện trong chương 1, có thể rút ra những kết luận như sau:

1. “Bầu cử đại biểu HĐND là việc cử tri thông qua lá phiếu của mình

để cân nhắc, lựa chọn ra những những ứng cử viên được cử tri tín nhiệm nhất để ủy nhiệm quyền và đại diện cho họ tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” [27].

2. “Giờ đây bầu cử đại biểu HĐND các cấp luôn được coi là một sự

kiện chính trị trọng đại của đất nước, của từng địa phương có ý nghĩa về nhiều mặt” [75], nhất là có vai trò nền tảng với dân chủ đại diện và hoàn thiện

bộ máy nhà nước.

3. Quá trình hình thành và phát triển của qui phạm bầu cử, cụ thể là bầu cử đại biểu HĐND cấp xã phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh đất nước cụ thể; gắn liền với sự ra đời, tồn tại, phát triển của các bản Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp.

4. Việc qui định và thực thi các nguyên tắc bầu cử là tiêu chí quan trọng để pháp luật bầu cử đại biểu HĐND chuyển hóa theo đúng ý chí của nhân dân thành đại biểu cơ quan đại diện quyền lực nhà nước.

5. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân trong chế độ bầu cử nước ta được qui định tương đối hợp lý và tiến bộ. Tuy nhiên các qui định về quyền bầu cử, ứng cử cần phải được đặt trong một khuôn khổ nhất định và có cơ chế bảo đảm thực hiện thì mới đảm bảo thực hiện quyền chính trị chính đáng của công dân.

Chương 2

THỰC TIỄN CÔNG TÁC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TẠI XÃ DƢƠNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 47)