Đảm bảo dân chủ trong qui trình hiệp thương và mở rộng qu

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 99)

định tự ứng cử của công dân

Có thể nói chế độ bầu cử của nước ta đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Mặc dù các qui định về bầu cử của nước ta từ trước đến nay không ít, nhưng những năm gần đây các qui định mới về bầu cử lại không nhiều, thiếu sự đột phá và thực sự chưa mạnh dạn tiếp thu những tiến bộ tinh hoa của thế giới liên quan đến các qui định về bầu cử, bầu cử đại biểu HĐND. Chính vì vậy, một số qui định về bầu cử của ta hiện nay vẫn còn rất cứng nhắc, thiếu linh hoạt, duy ý chí nhất là các qui định liên quan đến qui trình hiệp thương và qui định tự ứng cử của công dân.

Mặc dù qui trình hiệp thương được qui định rất rõ với năm bước, ba lần hiệp thương nhằm mục đích giới thiệu người tham gia ứng cử đảm bảo số lượng, cơ cấu thành phần. Tuy nhiên:

Hạn chế của qui trình này là thường theo ý kiến của cấp trên nên mọi người cho rằng đó là qui trình “Đảng cử, dân bầu” hay “cử trước, bầu sau”, tạo nên tính tập trung quá cao trong bầu cử ở nước ta. Chúng ta thừa nhận, thống nhất trong sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ trong bầu cử là cần thiết, nhưng phải trên cơ sở ý chí của nhân dân [36]. Bằng ý chí nhân dân thể hiện trong bầu cử chính quyền mới được hợp pháp hóa [31].

Với việc áp dụng qui trình hiệp thương một cách máy móc, sơ cứng đã không phát huy được tính tích cực của nhân dân trong việc lựa chọn ra người đại diện xứng đáng nhất cho mình, khiến cho cuộc bầu cử trở nên hình thức,

mang tính phong trào. Kết quả là: đại biểu được bầu tuy đủ tiêu chuẩn nhưng lại không phải là đại biểu xứng đáng nhất, trái lại tại những địa phương để tuân theo cơ cấu, thành phần, mà cấp ủy phải “gò ép” người này, người kia vào danh sách giới thiệu ứng cử, thậm chí còn có trường hợp “động viên” người đã được hiệp thương đưa vào danh sách ứng cử “ rút đơn” xin ứng cử để đảm bảo số dư cần thiết và không ít trường hợp hiệp thương là bước để “hợp thức hóa” “quân xanh” tham gia ứng cử. Điều này không những không tạo nên tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên mà còn làm mất đi niềm tin của người dân đối với cơ quan lãnh đạo.

Một hạn chế nữa của qui trình hiệp thương là ứng cử có thể bị loại trước ngày bầu cử, sau mỗi bước hiệp thương khả năng lựa chọn người trúng cử của người dân không được bảo đảm. Nguyên nhân là do sự “tùy hứng” trong thủ tục lấy ý kiến của cử tri nơi công tác và nơi cư trú. Thông thường tại những cơ quan, tổ chức, thôn, tổ dân phố có một hoặc hai ứng cử viên mà là ứng cử viên sáng giá thì hội nghị hiệp thương được biểu quyết bằng hình thức giơ tay, còn những nơi có nhiều ứng cử viên được giới thiệu thì hiệp thương bằng hình thức bỏ phiếu kín. “Tính chất cơ sở của chính quyền chỉ có thể

được đảm bảo khi nó được tổ chức trên một điểm dân cư nhất định có tính gắn kết về dòng họ, tập tục, tín ngưỡng, ngành nghề” [19, tr.9]. Nên đối với

việc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã, việc hiệp thương và bầu cử đại biểu HĐND tại một số địa phương bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó rất nhiều trường hợp có liên quan đến các mối quan hệ làng xã vô cùng phức tạp. Chính vì vậy, có thể thông qua các cuộc hiệp thương mà có những người dân tranh thủ đặt lợi ích cá nhân lên cao hơn lợi ích tập thể và đưa ra đánh giá thiếu đúng đắn, tạo dư luận làm giảm uy tín của người được giới thiệu ứng cử ngay tại hội nghị hiệp thương, hoặc bằng biểu quyết giơ tay, hoặc bỏ phiếu kín không ủng hộ người được giới thiệu ứng cử làm mất đi sự tín nhiệm chính xác

của cử tri. Một nguyên nhân khác đó là, theo chế độ bầu cử hiện nay, kết thúc quá trình hiệp thương mỗi đơn vị bầu cử được bầu 5 đại biểu, thì chỉ có 7 ứng cử viên, còn đơn vị bầu 3 đại biểu chỉ có 5 ứng cử viên. Như vây, “khả năng

lựa chọn của cử tri ở trường hợp một là 28%, ở trường hợp 2 là 40%, khả năng lựa chọn cao hơn ở cả hai trường hợp đều thuộc về cơ quan tổ chức hiệp thương” [50]. Vì thế mà qui trình hiệp thương tưởng rằng sẽ đảm bảo tính dân

chủ, rộng rãi, công khai thì lại dễ dàng làm cho cuộc bầu cử trở lên hình thức. Để khắc phục được hạn chế này thì ngoài việc đổi mới qui trình hiệp thương, cần thực sự quan tâm, tôn trọng ý kiến, ý chí của nhân dân và giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Hiệp thương giới thiệu người tham gia ứng cử là phải tạo ra “một sàn đấu” công bằng, bình đẳng giữa các ứng cử viên ứng cử và tự ứng cử. Cần động viên, khuyến khích và tạo cơ hội cho những người thực sự có đức, có tài, có tâm huyết, có trách nhiệm đủ điều kiện để họ tự tham gia ứng cử bằng việc: pháp luật bầu cử giành một tỷ lệ nhất định cơ cấu số đại biểu HĐND là người tự ứng cử hoặc khi phân bổ ứng cử cử viên tại các đơn bầu cử thì nên sắp xếp các ứng cử viên ứng cử và tự ứng cử có tiêu chuẩn tương đối ngang bằng nhau để tạo sự cạnh tranh công bằng. Không nên bố trí ứng cử viên tự ứng cử tại các đơn vị bầu cử quá “gai góc”. Một cách khác, qui định người tự ứng cử không cần thiết phải trải qua hiệp thương lần 3 (lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác về người ứng cử) nếu họ thu thập được một số lượng chữ ký của những người ủng hộ nhất định theo qui định của luật.

Vì “nhân dân không trực tiếp thể hiện ý chí trong việc loại bỏ sơ bộ người tham gia ứng cử mà việc loại bỏ người tham gia ứng cử được thể hiện bởi các tổ chức (sự tham gia của nhân dân vào qui trình này là rất hạn chế vì thực tế đại diện cử tri tham gia hiệp thương là theo thư mời, đại diện cử tri không theo đúng nghĩa là do

cử tri bầu ra, mà thường là những người “tích cực” mà cơ quan, tổ chức biết đến) [31].

3.2.6. Đổi mới các qui định về vận động bầu cử phù hợp với giai đoạn hiện nay

Mục đích của việc tổ chức vận động bầu cử nhằm: tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu dân cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu dân cử; Tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử, trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu dân cử. Vận động bầu cử có ý nghĩa quan trọng và là một công đoạn không thể thiếu của quá trình bầu cử, nhất là trong điều kiện tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân hiện nay ở nước ta. Vận động bầu cử làm cho bầu cử trở nên dân chủ, khách quan, công bằng hơn và là một trong những điểm đặc trưng trong đời sống chính trị hiện đại, chứng tỏ trình độ văn minh của một xã hội, sự dân chủ thực sự của xã hội đó. Vận động bầu cử tạo cho cử tri những phương án khác nhau để lựa chọn, đúng với bản chất của bầu cử là lựa chọn phương án tối ưu nhất vào thời điểm bầu cử. Ý nghĩa của bầu cử là để mỗi công dân thể hiện ý chí, quan điểm của mình về bộ máy quyền lực nhà nước và vận động bầu cử tạo cơ sở để cử tri biết được cần gửi gắm ý chí, quan điểm của mình vào ai để lựa chọn. Qua sự lựa chọn trong bầu cử, sẽ đạt được sự đồng thuận trong xã hội, sự đoàn kết giữa các tầng lớp, các giai cấp và do vậy, phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết đó. Vận động bầu cử góp phần làm cho bầu cử trở nên "ngày

hội của dân chủ" – “ngày hội của toàn dân” [58].

Thực tế vận động bầu cử, nhất là bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta hiện nay khá hình thức, đơn điệu, chưa phát huy hết tác dụng của vận động tranh cử. Trên cơ sở những tồn tại của các qui định về vận động bầu cử liên quan

đến cách thức tổ chức, quyền và trách nhiệm của người ứng cử, hình thức vận động… thì các qui định về vận động bầu cử cần phải có những bước cải tiến để cuộc bầu cử trở nên ý nghĩa và sôi nổi hơn. Đó là, ngoài việc qui định Ủy ban MTTQ là cơ quan tổ chức gặp gỡ tiếp xúc cử tri, còn cần qui định thêm trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc phối hợp tổ chức vận động để các cuộc vận động được diễn ra đảm bảo an toàn, trật tự, đúng pháp luật. Bởi lẽ, “việc MTTQ và các tổ chức chính trị

xã hội tham gia xây dựng bộ máy chính quyền địa phương các cấp có ý nghĩa nền tảng với tư cách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân” [23, tr.16].

Những người có tên trong danh sách ứng cử, không phân biệt chức vụ, địa vị công tác đều có quyền vận động bầu cử trong quá trình vận động bầu cử được bảo đảm các điều kiện như nhau, từ kinh phí vận động bầu cử tới việc tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên hiện nay, với sự “bùng nổ” của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống mạng truyền thông điện tử như dịch vụ điện thoại di động, internet… sẽ dễ dàng tạo nên sự xung đột với các qui định về hình thức tổ chức vận động và thời gian ứng cử viên thực hiện vận động bầu cử. Liệu ứng cử viên có thể không cần thông qua một cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm tổ chức vận động bầu cử để tự giới thiệu về mình nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri trên các phương tiện viễn thông, thông tin đại chúng ngay từ khi bắt đầu tham gia hiệp thương ứng cử đến tận thời điểm diễn ra bầu cử hay không, việc này Luật chưa có qui định cụ thể. Về nội dung này, luật cần có sự “lới lỏng” để ứng cử viên được tự do thể hiện cá nhân mình trước cử tri, miễn sao việc làm đó của ứng cử viên là đúng sự thật, không làm phương hại đến lợi ích của tập thể, cá nhân nào, mặt khác sẽ góp phần để cử tri có thêm các kênh thông tin về ứng cử viên mình quan tâm.

biểu HĐND sẽ thực hiện chương trình hành động của mình và những điều hứa hẹn khi vận động bầu cử. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời hứa của ứng cử viên sẽ là căn cứ để cử tri giám sát việc làm của ứng cử viên đó khi đã được bầu làm đại biểu HĐND. Vì vậy cũng cần phải coi lời hứa của đại biểu được trình bày khi tiến hành vận động bầu cử được thể hiện bằng lời nói hay bằng văn bản là một cam kết, một tài liệu quan trọng trong hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND để tăng cường trách nhiệm của đại biểu HĐND sau khi trúng cử và là cơ sở để thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm những đại biểu HĐND nào không giữ lời hứa trang trọng của mình trước cử tri, trước nhân dân lúc tiến hành vận động bầu cử.

3.2.7. Đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử

Về cách xác định kết quả bầu cử, theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu HĐND thì người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Quy định này cũng được áp dụng trong xác định kết quả bầu cử thêm, bầu cử lại. Đây là cách xác định kết quả bầu cử theo nguyên tắc đa số tuyệt đối, có ưu điểm là bảo đảm người trúng cử là người tiêu biểu, đạt được sự tín nhiệm cao của đa số cử tri trong đơn vị bầu cử. Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế là rất khó đảm bảo cho việc bầu cử thêm thành công, bầu đủ số người đã được ấn định.

Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu được những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu, tăng số dư người ứng cử để tạo sự cạnh tranh trong bầu cử, phát huy dân chủ thì việc không bầu đủ số đại biểu được ấn định là rất dễ xảy ra. Nhằm bảo đảm cho việc bầu cử thêm đạt kết quả, cần sửa đổi cách xác định kết quả trong cuộc bầu cử thêm theo nguyên tắc đa số tương đối. Theo đó, người trúng cử trong cuộc bầu cử thêm là người được nhiều phiếu hơn. Tuy nhiên, để bầu được đại biểu có chất lượng và bảo đảm uy tín của đại biểu trước cử tri thì nên xác định một tỷ lệ

phiếu tối thiểu đạt được trong tổng số phiếu hợp lệ. Có thể quy định số phiếu bầu phải đạt ít nhất là một phần ba tổng số phiếu hợp lệ.

Theo Điều 61, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010 qui định:

“Trường hợp nhiều người có số phiếu bầu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử”. Qui định này là chưa hợp lý vì “đây là cách giải quyết theo quan niệm truyền thống của nhiều Nhà nước, nghị sỹ phải là người nhiều tuổi” [9, tr.333]. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ứng cử viên

nhiều tuổi và trẻ tuổi. Mặt khác, trách nhiệm xác định kết quả bầu cử được giao cho Ban bầu cử, vì thế theo tôi nên qui định: “Nếu nhiều người có số phiếu bầu bằng nhau thì Ủy ban bầu cử xét, quyết định người trúng cử theo đề nghị của Ủy ban MTTQ cùng cấp và của Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử ấy”.

Như vậy, sẽ vừa đảm bảo tính công bằng dân chủ, tạo cơ hội cho người người trẻ tuổi tham giam vào HĐND, vừa tôn trọng vai trò của Ban bầu cử lại vừa khẳng định quyền của MTTQ trong xây dựng chính quyền địa phương.

Ngoài ra, đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cần xem xét một số vấn đề: thay đổi cách thức lựa chọn từ việc cử tri gạch tên những người không tín nhiệm thành cử tri đánh dấu (chọn) người mà mình tín nhiệm; phiếu bầu cần phản ánh những thông tin tổng hợp về ứng cử viên; tăng cường hướng dẫn về cách thức lựa chọn trên phiếu bầu đối với cử tri, mặt khác không nên coi phiếu bầu viết thêm tên người ngoài danh sách là phiếu không hợp lệ; bổ sung về việc phân loại phiếu bầu hợp lệ và không hợp lệ theo hướng quy định chặt chẽ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.8. Khẳng định bầu cử là quyền và trách nhiệm của công dân, khôi phục nguyên tắc bầu cử tự do khôi phục nguyên tắc bầu cử tự do

Hiện nay, vấn đề tự do của công dân trong pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta chưa được thể hiện rõ. Theo đánh giá của nhiều học giả, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành công của cuộc tổng tuyển cử

ngày 6/1/1946 là đã quán triệt được tinh thần tự do của công dân trong bầu cử. Có thể nói rằng, toàn bộ sắc lệnh 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ tổng tuyển cử và thực tiễn tổ chức bầu cử đã toát lên tinh thần tự do, đặc biệt là về ứng

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 99)