Số lượng, thành phần, cơ cấu, tiêu chuẩn của người ứng cử

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 64)

Do có sự khác biệt về hành chính- lãnh thổ (diện tích, số dân khác nhau), các đặc điểm điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng, trung du), điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau (thành phố, tỉnh, đô thị, nông thôn)… giữa các tỉnh nên Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010 đã quy định số lượng đại biểu HĐND cấp xã, phường, thị trấn theo xã miền xuôi, miền núi, hải đảo… khác nhau sẽ được bầu số lượng đại biểu HĐND khác nhau.

- Xã, thị trấn miền xuôi có từ 4.000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 4.000 người thì cứ thêm 2.000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu;

- Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ 3.000 người trở xuống đến 2.000 người được bầu 25 đại biểu, có trên 3.000 người thì cứ thêm 1.000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu; xã, thị trấn có dưới 2.000 người trở xuống đến một nghìn người được bầu 19 đại biểu; xã, thị trấn có dưới 1.000 người được bầu 15 đại biểu;

- Phường có từ 8.000 người trở xuống được bầu 25 đại biểu, có trên 8.000 người thì cứ thêm 4.000 người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu;

Như vậy, số lượng đại biểu HĐND cấp xã không giống nhau, số lượng đại biểu HĐND của mỗi xã được quy định bởi số dân, điều kiện địa lý và đặc điểm kinh tế - xã hội. Những quy định này sẽ phản ánh đầy đủ tính đại diện cho cộng đồng dân cư, đảm bảo được cơ cấu, thành phần của HĐND.

thiết và là yêu cầu khách quan. Trên địa bàn xã có nhiều người dân, thành phần kinh tế, xã hội cùng đóng góp cho sự phát triển chung. Cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu HĐND phải đáp ứng yêu cầu về chính trị, kinh tế- xã hội của mỗi giai đoạn, đồng thời phải thể hiện đầy đủ bản chất nhà nước dân chủ nhân dân, thể hiện khối đoàn kết toàn dân, bao gồm “những người có đức, tài ra gánh vác công việc của Đất nước” và bảo đảm tính đại diện hợp lý trong xã hội. Đó là phải đảm bảo số lượng thích đáng đại biểu HĐND là phụ nữ, là người trẻ tuổi, ngoài đảng… Muốn thực hiện được chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan đại biểu của dân, HĐND phải đồng thời bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu, thành phần các đại biểu.

Theo định hướng của Chính Phủ, cơ cấu thành phần đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 được thực hiện như sau:

Cơ cấu đại biểu trẻ dưới 35 tuổi, phấn đấu tỷ lệ chung không dưới 15%;

Về cơ cấu đại biểu là phụ nữ, phấn đấu tỷ lệ chung khoảng 30%; Về tỷ lệ đại biểu người ngoài Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 10% [56].

Về điều kiện của người ứng cử, theo qui định của Luật bầu cử đại biểu HĐND về cơ bản người có quyền bầu cử thì có quyền tham gia ứng cử. Tuy nhiên, do mục đích của việc bầu cử là bầu ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương nên một số tiêu chuẩn của người ứng cử yêu cầu cần phải cao hơn tiêu chuẩn của người có quyền bầu cử như: về độ tuổi có quyền ứng cử phải đủ 21 tuổi trở lên (độ tuổi có quyền bầu cử 18 tuổi) và đáp ứng đủ tiêu chuẩn của người đại biểu HĐND. Những tiêu chuẩn này khái quát đủ yêu cầu về năng lực, trình độ, phẩm chất, điều kiện của người đại biểu HĐND để họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình sau khi đã trúng cử. Đối với người đại biểu HĐND cấp xã, cần cụ thể hoá một

cách định lượng các tiêu chuẩn đó. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nếu vì cơ cấu coi nhẹ tiêu chuẩn thì người đại biểu đó dù có trúng cử cũng khó hoàn thành tốt nhiệm vụ, ít có những đóng góp cho hoạt động của HĐND, không đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân. Và chắc chắn, tiêu chuẩn của người đại biểu HĐND phải được xây dựng trên cơ sở trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị…

Qua thực tiễn cuộc bầu cử Đại biểu HĐND tại xã Dương Xá, nhiệm kỳ 2011-2016, cơ cấu đại biểu HĐND xã đã có sự quan tâm hơn đến số lượng đại biểu trẻ tuổi, đại biểu nữ, đại biểu ngoài Đảng đảm bảo với hướng dẫn của Chính Phủ cụ thể như sau:

- Tổng số dân: 12.841 người

- Tổng số đại biểu được bầu: 28 người

+ Cơ cấu theo ngành: Đảng, HĐND: 05 người, chiếm 17,9%; Chính quyền: 09 người, chiếm 32,1%; MTTQ và Tổ chức Thành viên: 14 người, chiếm 17,9%.

+ Cơ cấu theo tiêu chí khác: Dưới 35 tuổi: 05 người, chiếm 17,9%; Đại biểu nữ: 09 người, chiếm 32,1%; Ngoài Đảng: 03 người, chiếm 10,7%; Còn lại: 11 người, chiếm 39,3% [61, tr.5]. Bên cạnh đó, số lượng ứng cử viên có năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận tăng cao hơn nhiều so với những nhiệm kỳ trước, chẳng hạn như số lượng người ứng cử có trình độ chuyên môn đại học tham gia ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 1999 – 2004 là 04 người, nhiệm kỳ 2004 – 2011 là 08 người thì đến nhiệm kỳ 2011 – 2016 là 26 người. Song đánh giá ở mặt bằng chung, xét về trình độ của các ứng cử viên đại biểu HĐND xã vẫn chưa thực sự đồng đều nên phần nào chưa tạo nên sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên.

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)