Nhu cầu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bầu cử đạ

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 89)

3.1. Nhu cầu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân biểu Hội đồng nhân dân

Việc thành lập các cơ quan đại diện trong hầu hết các nhà nước hiện đại đều được tiến hành thông qua con đường bầu cử, nên chế độ bầu cử được quy định ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ và dân chủ hơn. Do tính chất quan trọng của cuộc bầu cử, đặc biệt là kết quả bầu cử, nên chế độ bầu cử và việc tổ chức bầu cử những người lãnh đạo, quản lý, tham gia vào các cơ quan đại diện của nhà nước luôn là vấn đề được rất nhiều các lực lượng, tổ chức, cá nhân quan tâm. Tuỳ theo điều kiện và tình hình, mục đích của cuộc bầu cử mà mỗi nước xây dựng cho mình những quy định về chế độ bầu cử khác nhau với những nguyên tắc khác nhau.

Mặc dù bầu cử là cách thức tiến bộ, dân chủ, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, các cuộc bầu cử không phải khi nào cũng đạt được những mục đích mà cử tri kỳ vọng. Trên thực tế, có cuộc bầu cử được đánh giá là công bằng, dân chủ, song cũng có cuộc bầu cử được đánh giá là chưa dân chủ, chưa công bằng, nên nhiều lực lượng hoặc cá nhân đã tẩy chay bầu cử [16].

Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử xuất phát từ tính tất yếu của mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân mục tiêu thực hiện và phát huy dân chủ.

Tuy nhiên việc hoàn thiện chế độ bầu cử không thể “thoát ly” các đặc điểm của thể chế chính trị và các điều kiện khác của Việt Nam. Quá trình đổi mới bộ máy nhà nước cần có lộ trình thích hợp, bước đi hợp lý, mặt khác cần tận dụng thời cơ, nắm bắt cơ hội để

phát triển. Đổi mới chế độ bầu cử tác động rất lớn đến chiều hướng, tiến trình đổi mới của cơ quan đại diện, bộ máy nhà nước và ngược lại công cuộc đổi mới bộ máy nhà nước, cơ quan đại diện sẽ thúc đẩy chế độ bầu cử ở nước ta [36, tr.191].

Trên cơ sở những điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương: Là xã có vị trí thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế. Là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, thuận lợi giao lưu với các xã của tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên…

Từ năm 2010 đến nay, tại xã Dương Xá có hệ thống cơ sở vật chất như điện, đường, trường, trạm, cơ sở văn hóa tương đối hoàn thiện, vững chắc. Tình hình an ninh trật tự luôn được giữa vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt ở mức từ 12 đến 12,5% theo hướng công nghiệp, dịch vụ đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, nhận thức, tinh thần của người dân địa phương [62, tr.5].

Vì thế yêu cầu đặt ra đối với xã Dương Xá trong hiện tại và tương lai là: cần thiết phải có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết, nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt. Đó cũng là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là trong xây dựng chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 89)