Vai trò tuyên tuyền, vận động bầu cử

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 74)

Tuyên truyền bầu cử là khâu quan trọng của quá trình bầu cử có ý nghĩa quyết định sự thành công của một cuộc bầu cử. Ở mỗi cuộc bầu cử ở nước ta, công tác tuyên truyền bầu cử được chỉ đạo đi trước một bước với một kế hoạch cụ thể, có sự tham gia của nhiều tổ chức, cơ quan, nhiều ngành, nhiều cấp. Công tác tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật bầu cử… nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, công dân và toàn xã hội thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử dân chủ, đúng pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền bầu cử không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan có chức năng tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng mà các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang… trong phạm vi quyền, nhiệm vụ của mình đều phải có trách nhiệm tuyên truyền bầu cử. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin liên lạc, mạng Internet đã cập nhật và truyền tin nhanh chóng, rộng khắp. Đây vừa là điều kiện thuận lợi cho công tác thông tin, tuyên truyền, song cần chú ý đến mặt trái của các công cụ hiện đại này khi bị các thế lực phản động hoặc kẻ xấu lợi dụng nhằm phá hoại cuộc bầu cử, phá hoại nhà nước, phá hoại chế độ.

Pháp luật bầu cử quy định, Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Ủy ban bầu cử chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động bầu cử tại địa phương. Đối với chính quyền địa phương cấp xã, công tác tuyên truyền được giao cho Ban văn hóa thông tin thực hiện việc tuyên tuyền bầu cử thông qua hệ thống đài truyền thanh của

xã và tuyên truyền trực quan bề nổi, phối hợp với các tổ chức phụ trách bầu cử thường xuyên tuyên truyền trong suốt quá trình diễn ra bầu cử để cử tri thấy được quyền và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng chính quyền địa phương đồng thời thực hiện vai trò giám sát của mình đối với cuộc bầu cử. Ngoài ra, công tác tuyên truyền vận động bầu cử tại địa phương còn được thực hiện thông một số hình thức khác, như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm tạo sự quan tâm, chú ý của cử tri và tạo nên một không khí vui tươi, sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 74)