Các nguyên tắc bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 38)

Khi các giai cấp xuất hiện, nhà nước hình thành với tư cách là một thiết chế đứng trên xã hội có chức năng thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, điều hoà những mâu thuẫn, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bầu cử với những nguyên tắc bầu cử đã xuất hiện từ rất lâu đời, ngay từ thời kỳ nhà chiếm hữu nô lệ với các chính thể quân chủ (là phổ biến), song cũng đã tồn tại chính thể cộng hoà, với viện nguyên lão, bao gồm đại diện của: những chủ nô

quí tộc, đại diện của nhân dân, đại diện của những người cầm vũ khí [43]. Mục tiêu của cách mạng tư sản diễn ra năm 1787 là để phế bỏ chế độ truyền ngôi, thế tập, khẳng định quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Qua một thời kỳ dài cùng với sự phát triển của nhân loại, tư tưởng đưa những người cầm quyền thực sự chỉ có thể là nhân dân như ngày nay đã trở nên phổ biến ở các quốc gia tôn trọng nền dân chủ nhân dân.

Ở Việt Nam ta, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thế giới, ngay từ đầu những ngày thành lập nước đã lựa chọn và sử dụng bầu cử giống như một trong những biện pháp nhân dân sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình. Ngoài việc bỏ phiếu bầu ra những người đại diện thay mặt mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, bầu cử còn là một trong những biện pháp kiểm tra, giám sát nhà nước, và làm cho quyền lực luôn luôn có xu hướng thuộc về nhân dân. Một chế độ dân chủ chỉ có thể có được khi và chỉ khi có được các cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, khách quan tìm ra được những người thực sự tài năng thay mặt cho nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước. Với tính chất quan trọng của bầu cử như vậy, pháp luật bầu cử của chúng ta được xây dựng trên một số nguyên tắc nhất định và các nguyên tắc đó cần có sự liên kết, bổ sung cho nhau tạo nên một thể thống nhất.

Bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta hiện nay bao gồm: nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn người đại diện cho mình. Các nguyên tắc bầu cử quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm thực thi những quy định về bầu cử. Các nguyên tắc này có thể được pháp luật quy định bằng một quy phạm nhất định, hoặc bằng nhiều quy phạm trong các văn bản pháp luật bầu cử chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 38)