Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 44)

Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Pháp luật quy định rõ việc bố trí nơi viết phiếu phải kín, không có ai được đến xem lúc cử tri viết phiếu bầu. Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn luôn gắn liền với nguyên tắc công khai. Tất cả mọi công đoạn của bầu cử phải diễn ra công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong phòng kín, không có sự tham gia của bất cứ nhân vật nào, kể cả nhân viên phụ trách công việc bầu cử tại phòng bỏ phiếu.

Để thực hiện nguyên tắc này, Luật Bầu cử còn qui định đối với hòm phiếu, trước khi bỏ phiếu phải được kiểm tra kỹ sau đó nắp hòm phiếu phải được dán Băng niêm phong cho đến khi mở hòm phiếu để tránh việc thất thoát phiếu và rò rỉ nội dung phiếu bầu ra bên ngoài.

Bốn nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể thống nhất, thiếu một nguyên tắc nào đều ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể tuân theo các nguyên tắc nói trên, Nhà nước pháp luật hóa các nội dung của chúng thành các qui phạm pháp luật. Có nguyên tắc được qui định rõ trong một qui định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều qui phạm pháp luật khác nhau. Theo chiều hướng của sự phát triển xã hội ngày một dân chủ thì các

hình thức biểu hiện của các nguyên tắc ngày càng đa dạng, càng phong phú, càng góp phần bảo đảm tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử [17, tr.336].

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 44)