Các quy định của pháp luật về bầu cử còn có những bất cập, chưa quy định cụ thể về phân định thẩm quyền các tổ chức bầu cử. Một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan trung ương chậm được ban hành. Một số biểu mẫu thống kê, mẫu biên bản trong văn bản hướng dẫn chưa thống nhất nên phải hướng dẫn bổ sung.
Vẫn còn tình trạng chủ quan, dựa vào kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; Công tác tập huấn, kiểm tra bầu cử ở một vài nơi chưa cụ thể, kịp thời, sát sao.
Cuộc bầu cử được áp dụng Luật bầu cử sửa đổi, bổ sung, có nhiều điểm mới, khối lượng công việc rất lớn, lại phải triển khai trong thời gian ngắn nên chất lượng, hiệu quả có mặt chưa được như mong muốn.
Một số người dân, cử tri còn “thờ ơ”, đứng ngoài cuộc, chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử [28], [61].
Kết luận Chƣơng 2
Từ những điều đã trình bày về thực tiễn bầu cử tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được thể hiện trong chương 2, có thể rút ra những kết luận như sau:
1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong đó có bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại xã Dương Xá được tiến hành theo đúng pháp luật đảm bảo qui trình, tiết kiệm và hiệu quả. Thông qua cuộc bầu cử đã bầu ra được các đại biểu HĐND, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri địa phương tham gia quản lý chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực tế triển khai các qui trình, các công việc bầu cử đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc bầu cử.
2. Công bố ngày bầu cử được đánh dấu là điểm đầu tiên, là cơ sở để chỉ đạo, triển khai các công việc bầu cử tiếp theo. Song việc qui định thời gian ấn định bầu cử như hiện nay còn ngắn ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho một cuộc bầu cử thành công.
3. Việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập đầy đủ ở tất cả các cấp, mỗi tổ chức bầu cử được qui định cụ thể về cơ cấu, thành phần quyền hạn, trách nhiệm khác nhau. Song do nhu cầu cần tiếp tục đổi mới công tác bầu cử thì việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử mang tính “chuyên nghiệp”, đảm bảo dân chủ, công khai là rất cần thiết.
4. Việc lập, niêm yết danh sách cử tri nhằm đảm bảo quyền bầu cử, quyền bình đẳng giữa các cử tri. Tuy nhiên, hiện nay quyền của cử tri đăng ký “tạm trú” trên địa bàn đang bị hạn chế, không được tham gia bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Ngoài ra Luật Bầu cử cần phải quan tâm đến việc qui định thời điểm chốt danh sách cử tri.
các qui định hợp lý nhằm mở rộng số lượng người được giới thiệu tham gia ứng cử và người tự ứng cử song vẫn đảm bảo số lượng, cơ cấu, thành phần tham gia ứng cử, bảo đảm tính đại diện của HĐND. Duy trì các bước hiệp thương giới thiệu ứng cử là cần thiết nhưng cần chú ý đến ý chí của cử tri và tác dụng, hiệu quả của qui trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử.
6. Vận động bầu cử được giao cho MTTQ tổ chức thực hiện, song phương pháp, cách thức tổ chức các cuộc vận động bầu cử chưa thu hút sự quan tâm của cử tri thậm chí ngay cả những người được giới thiệu tham gia ứng cử.
7. Số lượng người tham gia bầu cử có tác động trực tiếp đến kết quả bầu cử. Kết quả bầu là mục đích cuối cùng của cuộc bầu cử do đó trong quá trình tổ chức kiểm phiếu và tổng kết bầu cử phải đảm bảo tính chính xác của từng phiếu bầu và đánh giá được đầy đủ những kết quả, những tồn tại và hạn chế của cuộc bầu cử. Đây là cơ sở, bài học rút kinh nghiệm mang giá trị thực tiễn giúp cho các cuộc bầu cử tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ