Thời kỳ từ 1945 đến năm 1954

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 28)

Để có cơ sở pháp lý cho cuộc tổng tuyển cử đảm bảo tự do, dân chủ, ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh đầu tiên (SL số 14) để chính thức ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc tổng tuyển cử. Ngày 17/10/1945, Sắc lệnh 51 về Thể lệ Tổng tuyển cử quốc dân đại hội được ban hành với những quy định thật sự tự do, thật sự dân chủ. Để tạo nền tảng cho bộ máy nhân sự, ngày 22/11/1945 Sắc lệnh 63 được công bố qui định về tổ chức hoạt động của HĐND, Ủy ban hành chính ở xã, huyện, tỉnh và kỳ. Theo đó, chính quyền cấp xã là một chính quyền hoàn chỉnh có HĐND và Ủy ban hành chính. HĐND do cử tri xã bầu ra có từ 15-25 hội viên chính thức và 5-7 hội viên dự khuyết. Ngày 2/12/1945, Chính phủ ban hành tiếp Sắc lệnh số 71 và Sắc lệnh số 72 để sửa đổi, bổ sung Sắc lệnh 51 về thủ tục ứng cử; bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh, nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu. Ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Ngày 29/12/1945, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định 164 – NĐ về ấn định thể lệ bầu cử các HĐND và Ủy ban hành chánh xã, huyện, tỉnh và kỳ. Về cơ bản, nội dung của Nghị định này kế

thừa và thể chế hóa các nội dung của Sắc lệnh 51. “Mặc dù đã trải qua gần

70 năm kể từ ngày những sắc lệnh đầu tiên về bầu cử ra đời, nhưng nó vẫn giữ nguyên được giá trị, là cơ sở pháp lý nền tảng của một chế độ bầu cử thực sự tự do, thực sự dân chủ, bởi các lý do” [77]:

- Một là, trong lịch sử hiếm có một quốc gia nào vừa giành được

độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng chất lại dám quyết định tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ và sớm ban bố những sắc lệnh về Tổng tuyển cử.

- Hai là, các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta đã có những

quy định thể hiện một cách triệt để nội dung, yêu cầu nguyên tắc tự do bầu cử, ứng cử của công dân.

- Ba là, các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta thể hiện triệt

để ngay nội dung, yêu cầu các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Bốn là, các quy định của các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của

nước ta năm 1946 rất cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, dễ nhớ. Hầu hết những quy định này của các sắc lệnh là có hiệu lực trực tiếp, có thể thực hiện được ngay, không cần phải chờ đợi những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Đây chính là điều kiện hết sức quan trọng bảo đảm cho pháp luật bầu cử sớm đi vào cuộc sống, để chúng ta có thể tổ chức được cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 sau hơn 4 tháng nước nhà giành được Độc lập.

Sau thành công của cuộc tổng tuyển cử được tổ chức đầu tiên trên cả nước ngày 06/1/1946 với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 89% đã bầu ra Quốc dân đại hội (Quốc hội) khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 09/11/1946 Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam với 07 chương và 70 điều. Hiến pháp 1946, Điều 17 khẳng định: “Chế độ bầu cử phổ

“Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và mất quyền công dân. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ…” [39, tr.11].

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)