Thời kỳ từ năm 1975 đến trước năm 1992

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 31)

Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc Hội quyết định bỏ khu tự trị, thay đổi tên nước thành nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

“Hiến pháp 1980 đặc biệt đề cao vị trí, vai trò của cơ quan dân cử các cấp”

[31], áp dụng triệt để nguyên tắc về vị trí tối cao và nguyên tắc toàn quyền của các cơ quan dân cử trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác cùng cấp. Điều 6, Hiến pháp 1980 qui định “nhân dân sử dụng quyền lực nhà

nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp” và khẳng định “Quốc hội và HĐND là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan nhà nước”[39, tr.77]. Luật Tổ

chức HĐND và UBND năm 1989 sau này đã thể hiện rõ chủ trương tăng cường vai trò và đề cao vị trí của HĐND các cấp, nhấn mạnh tính quyền lực nhà nước của HĐND “quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt”. Tuy nhiên trong thời kỳ này do những qui định của Luật về việc phân chia quyền lực giữa HĐND và UBND chưa cụ thể, thống nhất, rõ ràng làm cho các hoạt động của HĐND trở nên hình thức. Vì thế hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở các cấp địa phương gặp nhiều khó khăn, bị cản trở, không hiệu quả. Nhưng với tư cách là một cơ quan dân cử, gần dân, sát dân nhất nên bầu cử địa biểu HĐND vẫn là một vấn đề được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm. Trước tình hình đó yêu cầu các qui định về bầu cử tiếp tục được sửa đổi, bổ sung thậm chí là nâng tầm giá trị pháp lý lên cao hơn nữa trong thời kỳ này.

Đó là lý do, ngày 22/1/1981 Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành Pháp lệnh không số về việc sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh năm 1961 qui định thể lệ bầu cử đại biểu HĐND. Pháp lệnh 1981 đã gộp Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Pháp lệnh 1961 thành một điều hoàn chỉnh qui định về quyền bầu cử của công dân:

Công dân nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo,

trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào HĐND các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Tòa án nhân dân tước quyền đó. Công dân đang trong quân đội nhân dân có quyền bầu cử và có thể được bầu vào HĐND các cấp [78].

Tăng cường vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam ở địa phương – được coi là “Trung tâm đoàn kết các dân tộc” kết hợp việc tham khảo ý kiến của tập thể nhân dân lao động ở cơ sở với việc hiệp thương với các chính đảng, các đoàn thể nhân dân để giới thiệu danh sách người ứng cử nhằm phát huy quyền lựa chọn, dân chủ của công dân, cử tri trong việc giới thiệu người tham gia ứng cử. Điều 7, 8 Pháp lệnh 1981 còn qui định sửa đổi mức hình phạt, giới hạn mức phạt tù đến hai năm hoặc ba năm tùy từng mức độ vi phạm và từng tội danh.

Luật bầu cử Đại biểu HĐND năm 1983 được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1983 đã làm thay đổi một bước dài trong tiến trình phát triển các qui phạm về bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta. Với vị trí là một văn bản Luật chuyên ngành bao gồm 11 chương và 72 điều nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến bầu cử đại biểu HĐND các cấp nên các qui định về bầu cử được ghi nhận trong luật đã tạo thành cơ sở pháp lý đầy đủ trong triển khai, tổ chức, thực hiện các công việc bầu cử của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và của toàn thể nhân dân. Luật bầu cử Đại biểu HĐND năm 1983 qui định tại Điều 4 lần đầu tiên ghi nhận việc:

Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu HĐND, nếu đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Luật còn qui định mới các nội dung: Hội đồng bộ trưởng qui định cụ thể các dân tộc và công nhân có số đại biểu thích đáng trong HĐND. Bổ sung

chương VIII về việc bầu cử bổ sung đại biểu HĐND các cấp và chương XIX việc bãi miễn đại biểu HĐND các cấp; tổ chức phụ trách bầu cử không còn Hội đồng giám sát bầu cử; số lượng đại biểu HĐND cấp xã từ 20 đến 45 đại biểu, Điều 8. Mỗi khu vực bỏ phiếu gồm từ 500 đến 4.000 người, Điều 13. Thay đổi số lượng đại biểu được bầu từ 03 đến 05 đại biểu, Điều 10. Thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử, từ thời gian công bố quyết định bầu cử đến thông báo kết quả bầu cử đều thay đổi, đều tăng nhiều ngày hơn tính từ thời điểm đó đến ngày bầu cử. Không qui định mức hình phạt tối đa đối với những hành vi vi phạm Luật Bầu cử [78].

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngày 30/6/1989, Quốc hội ban hành Luật tổ chức HĐND và UBND thay thế Luật 1983 và thông qua Luật Bầu cử HĐND các cấp thay thế Luật Bầu cử HĐND các cấp năm 1983. Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 qui định số lượng đại biểu HĐND từ 15 đến 35 đại biểu, nhiệm kỳ hoạt động là 05 năm, thành lập Ban thư ký HĐND cấp xã. So với Luật Bầu cử năm 1983, Luật Bầu cử năm 1989 tiếp tục được hoàn thiện hơn, qui định đầy đủ hơn, cụ thể hơn nhất là về vai trò của Ủy ban MTTQ các cấp trong công tác giới thiệu, hiệp thương người tham gia ứng cử và phối hợp tổ chức bầu cử. Luật Qui định mới nhiều nội dung: Nếu đại biểu là đại biểu HĐND thì không quá hai cấp, nếu đang là đại biểu Quốc hội thì chỉ được bầu làm đại biểu HĐND một cấp, Điều 4; Người ứng cử phải báo cáo rõ chương trình hành động của mình trước cử tri, Điều 30; qui định việc bầu bổ sung đại biểu HĐND để đảm bảo cho kỳ họp thứ nhất, người được bầu bổ sung là người có số phiếu cao nhất trong số những người được quá nửa số phiếu hợp lệ, nhưng không trúng cử ở đơn vị bầu cử đại biểu bị khuyết, Điều 56. Việc bãi miễn đại biểu HĐND cũng có nhiều sửa đổi, trước đây việc bãi miễn đại biểu HĐND do cử tri quyết định theo đề nghị của Ủy

ban MTTQ cùng cấp và qui định rõ thể thức để cử tri bỏ phiếu bãi miễn. Còn tại Luật Bầu cử lần này qui định tùy theo mức độ sai lầm, đại biểu có thể bị HĐND hoặc đưa ra để cử tri ở đơn vị bầu ra bãi miễn, theo đề nghị của thường trực HĐND hoặc của Ủy ban MTTQ cùng cấp. Ngày bầu cử được ấn định vào ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất 90 ngày trước ngày bầu cử, Điều 31…

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 31)