Nguyên tắc bầu cử trực tiếp

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 43)

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và nguyên tắc bầu cử gián tiếp là hai nguyên tắc có tính chất đối nghịch nhau, tuy nhiên đó không phải là tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ, mà cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể cũng như tổng thể các qui định pháp luật về bầu cử ở mỗi nước để lựa chọn áp dụng một trong hai nguyên tắc này. Nguyên tắc gián tiếp là cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của tuyển cử đoàn – đại cử tri sau đó mới bầu ra cơ quan hoặc chức danh nhà nước, như ở Mỹ. Còn nguyên tắc trực tiếp là cử tri trực tiếp bầu ra người tham gia vào Quốc hội hay HĐND – cơ quan dân cử. Nguyên tắc này hiện nay đang được áp dụng rất rộng rãi ở các nước trên thể giới.

Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu trực tiếp cho người ấy. Cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực Nhà nước bằng lá phiếu của mình không qua khâu trung gian. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính khách quan của bầu cử. Trên cơ sở nguyên tắc bầu cử trực tiếp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử HĐND ở nước ta có một loạt quy định nhằm đảm bảo để cử tri trực tiếp thể hiện nguyện vọng của

mình từ khâu đề cử, ứng cử đến khâu bỏ phiếu; Cử tri tự mình đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng phiếu; không được nhờ người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp không thể tự viết được thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu (trừ khi tàn tật không thể tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác), người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; Cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu.

Một phần của tài liệu Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội (Trang 43)