Một là, một số quy định còn bất cập (như quy định về căn cứ kháng
nghị, quy định về chủ thể có quyền phát hiện và thông báo đề nghị kháng nghị…), một số quy định tỏ ra không còn phù hợp (quy định về thẩm quyền kháng nghị, rút hoặc bổ sung kháng nghị…). Các quy định này của pháp luật còn thiếu cụ thể, xong lại chưa có văn bản hướng dẫn giải thích để áp dụng thống nhất pháp luật.
Hai là, việc giải thích một số điều luật về các tội có yêu cầu định tính,
định lượng trong BLHS chưa được giải thích hoặc giải thích không đầy đủ gây nhiều khó khăn cho việc xác định vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của bản án.
Kết luận chƣơng 2
Với việc sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh; tác giả đánh giá một cách toàn diện về những kết quả đạt được, những hạn chế cần phải khắc phục và chỉ ra được những nguyên nhân và hạn chế của kết quả đó trong quá trình giải quyết án theo thủ tục giám đốc thẩm từ năm
2007 đến năm 2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qua đó cho thấy tinh thần trách nhiệm, sự nhận thức về chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của các cán bộ, kiểm sát viên VKSNDTC được quán triệt tương đối đầy đủ. Chất lượng công tác kháng nghị giám đốc thẩm được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, các quan điểm, kết luận của Viện kiểm sát đã thể hiện được đường lối xử lý tội phạm của Nhà nước, tỷ lệ kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận là khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tại hầu hết các phiên tòa giám đốc thẩm về cơ bản Viện kiểm sát đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn do luật định. Một mặt, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kháng nghị hoặc đưa ra kết luận kháng nghị, mặt khác, thực hiện trách nhiệm giám sát việc chấp hành trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm. Trên mọi phương diện, Viện kiểm sát đã thể hiện được vai trò của mình ngay từ khi phát sinh thủ tục giám đốc thẩm cho đến khi kết thúc phiên tòa giám đốc. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình khi giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đây cũng là cơ sở để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện hơn nữa thủ tục giám đốc thẩm nói chung và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong thủ tục này nói riêng, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước mà tác giả xin đưa ra ở chương tiếp theo của luận văn.
Chƣơng 3