Về thụ lý, giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của các Viện kiểm sát địa phương và 3 Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 63)

các Viện kiểm sát địa phương và 3 Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm.

Qua công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự ở địa phương, ở đơn vị, các Viện kiểm sát địa phương, các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm) nếu phát hiện thấy có các vi phạm nghiêm trọng trong các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì có báo cáo, đề nghị lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đây không phải là các đơn đề nghị, kiến nghị hay thông báo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự của các cơ quan, tổ chức, công dân hay người bị kết án mà là văn bản báo cáo đề nghị kháng nghị của đơn vị cấp dưới hay đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các văn bản này được gửi, tiếp nhận và xử lý theo con đường công văn thông thường, cụ thể là Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tiếp nhận văn bản, chuyển đến Vụ THQCT và KSXXHS nghiên cứu, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hình sự. Kết quả xử lý, giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự sẽ được Vụ THQCT và KSXXHS thông báo lại cho Viện kiểm sát đã có văn bản đề nghị. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, công tác giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của các Viện kiểm sát địa phương và bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm trong những năm gần đây được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Kết quả thụ lý giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát địa phương và 3 Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm (từ 1/12/2006 đến 30/11/2011)

Năm Số vụ địa phƣơng đề nghị Số vụ năm trƣớc chuyển sang Số vụ thụ lý trong năm Số vụ giải quyết Số vụ kháng nghị Số vụ trả lời Số vụ còn lại 2007 101 vụ 42 vụ 59 vụ 84 vụ 8 vụ 76 vụ 17 vụ 2008 144 vụ 17 vụ 127 vụ 125 vụ 15 vụ 110 vụ 19 vụ 2009 133 vụ 19 vụ 114 vụ 117 vụ 17 vụ 101 vụ 15 vụ 2010 107 vụ 15 vụ 92 vụ 86 vụ 9 vụ 77 vụ 21 vụ 2011 90 vụ 21 vụ 69 vụ 57 vụ 10 vụ 47 vụ 33 vụ

(Nguồn: Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Như vậy số vụ án các Viện kiểm sát địa phương và ba Viện phúc thẩm đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm thường trên 100 vụ mỗi năm, trong đó bao gồm cả số vụ tồn từ năm trước và số vụ thụ lý trong năm. Mỗi năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết được khoảng trên dưới 100 vụ, trong đó phần lớn là trả lời không kháng nghị, còn lại một số vụ được tiến hành kháng nghị theo đề nghị của Viện kiểm sát địa phương và ba Viện phúc thẩm. Tuy vậy, tỷ lệ số vụ kháng nghị, trên số vụ đề nghị cao hơn nhiều so với tỷ lệ số vụ kháng nghị theo đơn đề nghị của các công dân. Các đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự của các Viện kiểm sát địa phương có căn cứ hơn so với đề nghị của công dân. Chẳng hạn năm 2007, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết 553 vụ theo đơn đề nghị của công dân nhưng chỉ kháng nghị được 19 vụ (3,4%), trong khi đó giải quyết theo đề nghị của các Viện kiểm sát địa phương và ba Viện phúc thẩm

84 vụ nhưng kháng nghị được 8 vụ (9,5%). Năm 2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết 327 vụ theo đơn đề nghị của công dân nhưng chỉ kháng nghị được 12 vụ (3,6%), trong khi đó giải quyết theo đề nghị của các Viện kiểm sát địa phương và ba Viện phúc thẩm 90 vụ nhưng kháng nghị được 10 vụ (9%).

Ví dụ về trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm theo đề nghị của Viện kiểm sát địa phương: Vụ án Vũ Thị Lan Anh phạm tội "cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Ngày 29/7/2009, Phùng Thị Thục cùng con gái là Vũ Thị Lan Anh cùng một số người thân mang theo xà beng và một số dụng cụ khác đến ngôi nhà chị Thuận đang ở (là ngôi nhà đang tranh chấp). Tại đây, hai bên xô sát giằng co nhau, thấy mẹ và Thuận đang xô sát, Lan Anh (con gái Thục) đã dùng xà beng chọc qua khe cửa về phía Thuận trúng vào bắp chân trái của Thuận gây thương tích. Theo kết luận giám định số 35 ngày 25/11/2009 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Hải Dương mức độ tổn hại sức khỏe 2%.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 59/2010/HSST ngày 30/9/2010 của Tòa án nhân dân thị xã Chí Linh áp dụng điểm a, khoản 1, Điều 104; Điều 69; khoản 1, Điều 74 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Vũ Thị Lan Anh 7 tháng tù.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 78/2010/HSST ngày 30/12/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương áp dụng điểm a, khoản 2, Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự giữ nguyên án sơ thẩm.

Ngày 6/1/2011, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương có báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm theo hướng cho hưởng án treo.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định: Những căn cứ có trong hồ sơ vụ án để kết tội Vũ Thị Lan Anh là có nhiều điểm mâu thuẫn chưa được giải quyết, như việc thu giữ tang vật chứng chiếc xà beng dẫn đến khác nhau về

đặc điểm, bị cáo bị đâm ra sao, đầu nhọn hay đầu dẹt. Mặt khác, khi phạm tội Vũ Thị Lan Anh là người chưa thành niên, thương tích gây cho bị hại chỉ 2%, hậu quả đã khắc phục. Vì các lẽ trên, ngày 25/3/2011 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 07/QĐ- VKSTC-V3, kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 78/2010/HSPT ngày 30/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy một phần bản án hình sự nêu trên về hình phạt đối với Vũ Thị Lan Anh để áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự miễn trách nhiệm hình sự cho Vũ Thị Lan Anh.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)