Cơ sở hoàn thiện các quy định về vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 84 - 89)

trong thủ tục giám đốc thẩm

* Cơ sở lý luận

Quan điểm của Đảng vai trò của các cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan Viện kiểm sát nói riêng

Trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ:

"Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người".

Hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng được chú trọng hơn. Để bảo đảm cho Tòa án ra được một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của Tòa án có một phần không nhỏ của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện chức năng giám sát của mình. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi hoạt động của các cơ quan tư pháp là những hoạt động hết sức "nhạy cảm", đòi hỏi những người làm công tác này phải thật công tâm, có trách nhiệm và phải tuân thủ pháp luật. Trường hợp có phát hiện vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa án thì Viện kiểm sát phải sử dụng quyền năng pháp lý của mình là kháng nghị để khắc phục những vi phạm ấy. Công tác kháng nghị nói chung và công tác kháng nghị giám đốc thẩm nói riêng cần phải được đặc biệt quan tâm, chú trọng, đây là một trong những công cụ hữu hiệu của Viện kiểm sát bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành mình qua đó bảo đảm việc xét xử của Tòa án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo niềm tin và là cơ sở vững chắc để mọi người dân tin tưởng vào các cơ quan pháp luật, tin vào nền công lý Nhà nước. Chính vì vậy, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong xét xử nói chung và quyền kháng

nghị giám đốc thẩm nói riêng cần được đặc biệt quan tâm, chú trọng để nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã quán triệt:

- Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp với giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp [38, tr2].

- Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm của cơ quan công tố trong hoạt động điều tra [38, tr 4].

- Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, theo hướng quy định rõ ràng, cụ thể căn cứ kháng nghị và xiết chặt hơn nữa trách nhiệm của người có thẩm quyền kháng nghị GĐT; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ [38, tr 3].

- Tăng quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng [38, tr 7].

Quan điểm của Đảng về phân cấp xét xử giám đốc thẩm theo Nghị quyết số 49 và Kết luận số 79 của Bộ Chính trị

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 có nêu “tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực, có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”.

Theo tinh thần nêu trên của Nghị quyết số 49 thì nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự hiện nay của Tòa án cấp tỉnh sẽ không còn nữa. Trong khi đó, nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao vẫn được giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là tất cả số các trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, từ cấp sơ thẩm khu vực, cấp phúc thẩm, cấp thượng thẩm sẽ dồn hết về Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

Để khắc phục một số điểm không hợp lý của Nghị quyết số 49, chính vì vậy mà trong quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng về cải cách tư pháp đã có một số thay đổi quan trọng. Sự thay đổi được thể hiện Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49.

Kết luận của Bộ Chính trị vẫn khẳng định việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra cơ bản theo Nghị quyết số 49 với 4 cấp Tòa án, song đã có một số điều chỉnh và một trong những điều chỉnh đáng chú ý có liên quan đến công tác xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự.

Bốn cấp Tòa án theo Kết luận số 79 của Bộ Chính trị là: (1) Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực (không gọi là Tòa án sơ thẩm khu vực như Nghị quyết số 49); (2) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không gọi là Tòa án phúc thẩm); (3) Tòa án nhân dân cấp cao (không gọi là Tòa án thượng thẩm); (4) Tòa án nhân dân tối cao.

Theo Kết luận số 79, nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự không chỉ giao cho Tòa án nhân dân tối cao như Nghị quyết 49 nữa mà giao cho hai cấp Tòa án, đó là Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp cao “giám đốc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại kháng nghị’, Tòa án nhân dân tối cao “xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật”.

Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao sẽ chủ yếu giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao và tương đương trở lên; Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Kết luận số 79 cũng khẳng định “Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm 4 cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân”, cụ thể là: Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân có một sự tương thích nhất định với nhiệm vụ của Tòa án, vì vậy khối lượng nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp tăng lên hay giảm đi đều tỷ lệ thuận với nhiệm vụ của Tòa án.

Nếu quan điểm về phân cấp xét xử giám đốc thẩm theo Kết luận 79 của Bộ Chính trị được thực hiện trên thực tế thì một nhiệm vụ nặng nề của Tòa án

nhân dân tối cao là xét xử giám đốc thẩm sẽ được san sẻ phần lớn cho Tòa án nhân dân cấp cao. Tình trạng quá tải của việc thụ lý, giải quyết các trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao vì thế sẽ được giải tỏa. Hai cơ quan này sẽ khắc phục được tình trạng sa lầy vào những công việc sự vụ cụ thể, có điều kiện nhiều hơn để thực hiện tốt các nhiệm vụ ở tầm vĩ mô, theo chức năng nhiệm vụ của mình như nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm công tác, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quản lý chỉ đạo điều hành trong toàn ngành, vạch ra và tổ chức thực hiện những vấn đề chiến lược của ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

* Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu, tổng kết quá trình hình thành và phát triển của cơ quan Viện kiểm sát từ năm 1960 đến năm 2002, qua nhiều lần tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động, Viện kiểm sát nhân dân vẫn luôn được Đảng và Nhà nước giao cho chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Qua tổng kết 06 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị cho thấy rằng kết quả của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát đã có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ với chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc từ những bất cập trong các quy định pháp luật cho đến những áp lực, gánh nặng do số lượng công việc quá lớn mà lực lượng cán bộ giải quyết thì chưa đáp ứng được nhu cầu đó… Đây đồng thời cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng án tồn đọng nhiều, dù không nhiều nhưng vẫn còn trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát bị Tòa án bác. Từ thực tế đó yêu cầu phải hoàn thiện

thủ tục giám đốc thẩm, nâng cao hơn nữa vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục này đang là vấn đề cấp bách.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)