Vai trò của Viện công tố trong thủ tục giám đốc thẩm hình sự theo pháp luật liên bang Hoa Kỳ quốc gia theo truyền thống luật án lệ

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 34)

theo pháp luật liên bang Hoa Kỳ - quốc gia theo truyền thống luật án lệ (common law).

Ở Hoa Kỳ cũng như các nước theo truyền thống luật án lệ, cơ quan công tố đều thuộc chính quyền hành pháp và do đó không có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án. Cơ quan công tố về cơ bản thực hiện nhiệm vụ trong mô hình tố tụng tranh tụng. Trong mô hình này, cơ quan công tố chỉ tập trung vào việc điều tra, truy tố và chỉ có thể trình bày quan điểm, lập luận như một bên đương sự, còn Tòa án có toàn quyền trong hoạt động xét

xử. Và do vậy, mô hình tố tụng của Hoa Kỳ có rất nhiều điểm khác biệt so với hệ thống pháp luật của những nước theo truyền thống luật lục địa.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, các bản án, quyết định đã được Tòa án tuyên đều là phán quyết cuối cùng và có hiệu lực ngay. Tuy vậy, mọi bản án, quyết định của Tòa án đều có nguy cơ có thể bị xem xét bởi tòa án cấp trên. Tại các phiên tòa xét xử phúc thẩm, nếu Viện công tố kháng nghị, công tố viên phải trình bày quan điểm về căn cứ kháng nghị, lập luận nêu ra và tranh luận với phía người bị kết án. Nếu phía người bị kết án kháng cáo (về việc định tội hay về quyết định hình phạt), công tố viên có thể tham gia hoặc không tham gia phiên tòa xử phúc thẩm. Cấp tòa phúc thẩm liên bang không có cơ quan công tố tương đương nên công tố viên đã tham gia truy tố tại Tòa án liên bang cấp quận tiếp tục tham gia phiên tòa phúc thẩm tại phiên tòa phúc thẩm liên bang. Ở Hoa Kỳ không có thuật ngữ giám đốc thẩm mà chỉ có thuật ngữ phúc thẩm với nhiều loại thủ tục khác nhau. Sau khi tòa phúc thẩm đã xét xử kháng cáo, kháng nghị, Viện công tố chỉ có thể kháng nghị tiếp lên Tòa án tối cao liên bang nếu được sự đồng ý rõ ràng của Tổng chưởng lý hay phó Tổng chưởng lý liên bang. Tuy nhiên, rất khó có thể tạo ra việc xem xét lại bản án, quyết định của tòa án cấp dưới một cách dễ dàng trừ khi các sai sót là rõ ràng hay khác nhau cơ bản về quan điểm cần phải có cách đánh giá, giải thích pháp luật hoàn toàn khác. Nguyên nhân là do cơ quan công tố ở các nước theo truyền thống án lệ (trong đó có Hoa Kỳ) đều thuộc chính quyền hành pháp, Tòa án có toàn quyền trong hoạt động xét xử. Việc tham gia tố tụng ở các cấp tòa án cao hơn (tòa cấp phúc thẩm, Tòa án tối cao liên bang) khi vụ án được đưa ra xét xử lại hầu như chỉ mang tính trình bày quan điểm, lập luận các vấn đề giải thích Hiến pháp hay luật mà không chú trọng xét xử những tình tiết thực tế của vụ án nên việc tham gia của các cơ quan công tố chỉ thực sự có ý nghĩa quan trọng khi vụ việc do cơ quan công tố kháng nghị. Đối với các phiên xử

do Tòa án tối cao liên bang tiến hành, công tố viên liên bang thuộc Bộ tư pháp Hoa Kỳ sẽ tham gia phiên tòa. Các công tố viên liên bang (đã tiến hành công tòa tại các tòa cấp dưới) thuộc văn phòng công tố liên bang cấp quận có trách nhiệm phối hợp, trợ giúp họ khi được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)