Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 51)

trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm.

Để đáp ứng những yêu cầu khách quan trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ cấp bách đặt lên hàng đầu là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm minh. Ngày 02/1/2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác

tư pháp trong thời gian tới. Việc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW thể hiện

quyết tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cải cách tư pháp có nhiều vấn đề bức xúc, cải cách tư pháp tiến hành chậm hơn cải cách hành chính, cải cách kinh tế, chất lượng công tác tư pháp chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân. Vì vậy, để thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, đồng thời để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật, cùng năm 2002 Luật

tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND mới được ban hành, đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể về trình độ lập pháp của nước ta.

Có thể nói, đến thời điểm này, thủ tục giám đốc thẩm được hoàn thiện một cách căn bản. Trong Bộ luật TTHS năm 2003, thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại chương XXX, phần thứ sáu gồm 18 Điều, từ Điều 272 đến Điều 289. Điểm mới của thủ tục giám đốc thẩm được thể hiện ngay ở khái niệm "giám đốc thẩm" theo Điều 272, BLTTHS năm 2003 quy định: "Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án".

Căn cứ vào quy định của BLTTHS 2003, thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba, không phải

là thủ tục "xét xử lại vụ án" mà giám đốc thẩm là thủ tục "xét lại" bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đối tượng của hoạt động "xét lại" không phải là "vụ án" mà là các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC (Điều 272 và Điều 275 BLTTHS năm 2003).

Thứ hai, thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được giao cho "Chánh

án" và "Viện trưởng" trong hệ thống TANDTC, Tòa án cấp tỉnh, VKSNDTC, VKSND cấp tỉnh, cụ thể: Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC; Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có

quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án cấp dưới (Điều 275 BLTTHS năm 2003)

Thứ ba, BLTTHS năm 2003 chỉ ghi nhận quyền kháng nghị giám đốc

thẩm của một số người trong hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát mà không quy định quyền kháng cáo của người bị kết án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự. Có thể nói, kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền là cơ sở để phát sinh thủ tục giám đốc thẩm. Kháng nghị giám đốc thẩm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người có thẩm quyền kháng nghị dựa trên kết quả công tác giám đốc việc xét xử (đối với Tòa án), công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (đối với Viện kiểm sát) mà không phụ thuộc vào việc người bị kết án, công dân, tổ chức có đơn đề nghị, đơn yêu cầu giám đốc thẩm hay không.

Thứ tư, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành

khi việc xử lý vụ án hình sự có vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng. Khi đó, Hội đồng xét xử không chỉ xem xét những vấn đề áp dụng pháp luật (khoản 3, khoản 4 Điều 273) mà còn xem xét cả vấn đề đánh giá chứng cứ (khoản 1, khoản 2, Điều 273). Điều 273, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;

Thứ năm, việc thông báo của những người phát hiện bán án, quyết định

có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được coi là một nguồn để thực hiện hoạt động giám đốc thẩm, do đó người có thẩm quyền kháng nghị phải có trách nhiệm trả lời cho tất cả những người thông báo biết lý do trong trường hợp không kháng nghị (Điều 274, khoản 2 Điều 277 BLTTHS năm 2003).

Thứ sáu, Hội đồng giám đốc thẩm không có thẩm quyền "sửa bản án,

quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" như khoản 4, Điều 254 BLTTHS năm 1988. Theo Điều 285 BLTTHS năm 2003, Hội đồng giám đốc thẩm chỉ còn 3 thẩm quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đình chỉ vụ án; hủy bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án để điều tra, xét xử lại.

Thứ bẩy, phiên tòa giám đốc thẩm không mở công khai. Về thành phần

tham gia chỉ đại diện Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc có mặt. Người bị kết án, người bào chữa và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm nếu được Tòa án triệu tập (Điều 280 BLTTHS 2003).

Thứ tám, về thời hạn kháng nghị: việc kháng nghị theo hướng không có

lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ (Điều 278 BLTTHS năm 2003).

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đã đưa ra được nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi trong nước và tương đồng với pháp luật thế giới.

Một là, Theo các quy định trong BLTTHS năm 2003 thì Bộ luật đã bỏ thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong việc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ có quyền bác kháng nghị, giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc hủy bản án, quyết định đó để điều tra lại hoặc xét xử lại theo quy định của pháp luật. Việc quy định như vậy cũng phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử ở nước ta. Như vậy, giám đốc thẩm không còn được hiểu là việc "xét xử lại vụ án" như giai đoạn trước nữa mà chỉ là việc "xét lại bản án, quyết định" đã có hiệu lực pháp luật".

Hai là, về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục được khẳng định. Theo Điều 19, Luật tổ chức VKSND năm 2002, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật [20, tr 16]. Ngoài ra, Bộ luật TTHS năm 2003 còn quy định trong thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát có quyền: phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tham gia phiên tòa, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Những quy định này đảm bảo cho chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật được duy trì trong suốt quá trình tố tụng đến cả giai đoạn giám đốc thẩm vụ án hình sự.

Ba là, trên thực tế có nhiều ý kiến cho rằng, về vấn đề kháng nghị theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị kết án có vẻ mâu thuẫn với

vị trí buộc tội của Viện kiểm sát nhưng theo tác giả, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tính công bằng trong hoạt động xét xử, việc mở rộng thẩm quyền kháng nghị cho Viện kiểm sát như trong quy định BLTTHS năm 2003 cho phép Viện kiểm sát có quyền kháng nghị giám đốc thẩm mà không bắt buộc phải có đơn đề nghị của người bị kết án hoặc thông báo của người phát hiện vi phạm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị kết án, kể cả trong trường hợp người bị kết án không có đề nghị giám đốc thẩm là hoàn toàn phù hợp những nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTHS năm 2003 cũng còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như các quy định về thẩm quyền kháng nghị của chủ thể có quyền kháng nghị, vai trò của Viện kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm…, tác giả xin được phân tích cụ thể trong những chương tiếp theo.

Trải qua hơn năm mươi năm, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện và phát triển những tư tưởng, quan điểm của mình về vị trí, vai trò Viện kiểm sát nhân dân nói chung trong hệ thống các cơ quan tư pháp và về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong thủ tục giám đốc thẩm nói riêng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, đảm bảo việc áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.

Qua các giai đoạn phát triển của các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, bắt nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn về nhu cầu khắc phục những oan sai trong qua trình giải quyết vụ án của các cơ quan tố tụng, các quy định về thủ tục giám đốc thẩm được hình thành và từng bước phát triển, vận động theo những quy luật khách quan, vừa kế thừa vừa phát triển, vừa mang tính tất yếu phổ biển vừa mang tính đặc thù phù hợp với thực tế khách quan ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

Trong Chương 1, tác giả chia làm 3 tiết, bằng việc kết hợp hài hòa giữa các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các quan điểm khác nhau về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong thủ tục tố tụng hình sự nói chung và trong thủ tục giám đốc thẩm nói riêng, đồng thời, có sự so sánh đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Qua đó cho thấy, dù theo hệ thống pháp luật khác nhau (truyền thống luật dân sự - civil law hay truyền thống luật thông lệ - common law) mà quan niệm về thủ tục giám đốc thẩm - với tư cách là một thủ tục tố tụng có sự khác nhau. Xong, xét về bản chất đây là một thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị để khắc phục những vi phạm của bản án, quyết định đó nhằm bảo vệ lợi ích của các bên, của Nhà nước và của xã hội.

Trên sơ sở phân tích các vấn đề lý luận về thủ tục giám đốc thẩm và các khía cạnh pháp lý thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm là cơ sở để đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật cũng như để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm mà tác giả sẽ trình bày trong những chương sau của luận văn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 51)