Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 30)

chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình".

1.1.2.3. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm thẩm

Trong quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp của luật tố tụng hình sự quy định nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Với một sứ mệnh đặc biệt, thủ tục giám đốc thẩm được xây dựng nhằm phát hiện và khắc phục những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thủ tục giám đốc thẩm, ngành Kiểm sát luôn trú trọng nâng cao vai trò đồng thời gắn liền trách nhiệm đối với từng Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án.

Trước hết đó là trách nhiệm phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 274 BLTTHS quy định: Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị theo quy định của Bộ luật này [3,tr 200].

Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17 tháng 9 năm 2007 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ban hành Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự cũng quy định: Kiểm sát viên nghiên cứu phát hiện các vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định của Tòa

án đã có hiệu lực pháp luật căn cứ vào những nguồn sau đây: 1) Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp; 2) Đơn đề nghị của người bị kết án và của mọi công dân hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức; 3) Các tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng ; 4) Kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ [38, tr 17-18].

Với việc quy định như vậy cho thấy pháp luật nước ta không hạn chế quyền phát hiện, quyền thông báo (của mọi công dân, tổ chức kể cả người bị kết án) về vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là một quy định có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện quyền dân chủ, thể hiện sự giám sát công khai của toàn xã hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án, phù hợp với nguyên tắc "trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội pham" (Điều 25 BLTTHS). Đồng thời, khẳng định hoạt động phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là rất quan trọng, đây là hoạt động tiền đề cho một loạt các thao tác nghiệp vụ tiếp theo được tiến hành để thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát. Việc phát hiện chính xác, kịp thời là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, sửa chữa những sai lầm thiếu sót của Tòa án các cấp. Thực tiễn cho thấy, có nhiều bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng xong lại không bị kháng nghị do không phát hiện được hoặc phát hiện không kịp thời nên đã hết thời hạn kháng nghị dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.

Sau khi những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được phát hiện cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, thì Kiểm sát viên làm văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định đó chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét giải quyết theo quy

định của pháp luật tố tụng hình sự. Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án phải xem xét các nguồn phát hiện vi phạm pháp luật có hợp pháp và có căn cứ hay không. Khi tiến hành xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm trong những trường hợp cần làm rõ thêm những căn cứ kháng nghị hoặc kết luận kháng nghị thì tùy từng trường hợp Kiểm tra viên, Kiểm sát viên có thể: lấy lời khai của người bị kết án hoặc những người tham gia tố tụng khác, trưng cầu giám định, thu thập vật chứng, chụp ảnh, đo đạc, xác minh hiện trường... Để xác định được những sai lầm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong đề nghị giám đốc thẩm của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác hay trong kháng nghị của Tòa án có căn cứ hay không thì Kiểm sát viên phải tiến hành tổng hợp đánh giá chứng cứ. Tổng hợp, đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy độc lập của Kiểm sát viên khi giải quyết vụ án. Hoạt động tư duy này tùy thuộc vào năng lực, trình độ tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu, tình tiết vụ án của Kiểm sát viên. Việc tổng hợp, đánh giá chứng cứ có chất lượng sẽ là cơ sở cho việc xem xét, kết luận những đề nghị giám đốc thẩm có căn cứ như thế nào và trong trường hợp ấy có cần thiết phải kháng nghị hay không.

Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì Kiểm tra viên, Kiểm sát viên phải thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị để tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm. Ngược lại, nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc có vi phạm pháp luật nhưng ít nghiêm trọng không phải kháng nghị thì trước khi hết thời hạn kháng nghị, người có quyền kháng nghị phải ra "Thông báo không kháng nghị giám đốc thẩm", đồng thời trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết lý do của việc không kháng nghị. Đối với bản án, quyết định do Tòa án kháng nghị, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ quyết định kháng nghị, kiểm tra bản

án hoặc quyết định và hồ sơ vụ án, đề xuất quan điểm nhất trí hoặc không nhất trí với kháng nghị, nêu rõ những điểm mới phát hiện theo hướng có lợi cho bị cáo cần đề nghị Tòa án xem xét thêm để báo cáo lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Viện.

Khi tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, ngoài nhiệm vụ bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát về vụ án, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục giám đốc thẩm. Bao gồm: kiểm sát về thời hạn giám đốc thẩm, về việc triệu tập người tham gia phiên tòa (nếu có), kiểm sát về thành phần giám đốc thẩm, kiểm sát việc biểu quyết của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và việc ra quyết định giám đốc thẩm, gửi quyết định giám đốc thẩm.

Ngoài ra, Theo Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC quy định về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục giám đốc thẩm có quy định những việc Kiểm sát viên phải làm sau phiên tòa Giám đốc thẩm:

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải báo cáo lãnh đạo viện và lãnh đạo đơn vị về kết quả xét xử và đề xuất những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết, phải làm thông báo kết quả xét xử gửi cho các Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án biết.

Đối với bản án hoặc quyết định bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án để điều tra lại thì Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa làm thủ tục chuyển ngay hồ sơ vụ án đến đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cùng cấp để giải quyết vụ án theo thẩm quyền.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và kiểm sát viên là những người tiến hành tố tụng (Điều 33 BLTTHS). Ở thủ tục giám đốc thẩm, Viện

kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự nhằm đảm bảo việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Qua các quy định của pháp luật cho thấy việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn giám đốc thẩm của Viện kiểm sát là quyết định và rất quan trọng. Tòa án có chấp hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không; quyết định giám đốc thẩm của Tòa án có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không; các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án, của những người tham gia tố tụng có được bảo đảm hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát ở giai đoạn giám đốc thẩm các vụ án hình sự. Qua đó khẳng định, vai trò quan trọng không thể thiếu của Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành tố tụng nói chung và trong thủ tục giám đốc thẩm nói riêng.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)