Vai trò của viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm trƣớc khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 47 - 51)

khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử dân tộc. Ngay khi nước nhà giành được độc lập, Đảng, Chủ tich Hồ Chính minh đã xác định

Nhà nước dân chủ nhân dân phải được củng cố và tăng cường về mọi mặt

[42, tr 15]. Với chủ trương đó, trong công cuộc xây dựng và thực thi nền tư pháp cách mạng Chính phủ ban hành nhiều văn bản định hướng và đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động tư pháp, trong đó có xác định vai trò, vị trí công tác công tố. Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp quy định hệ thống tổ chức chính quyền nhân dân từ Trung ương đến cơ sở, cơ quan tư pháp gồm có: tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp; cơ quan công tố viện nằm trong hệ thống tòa án ở hai cấp tòa án đệ nhị cấp và tòa thượng thẩm [18]. Ở giai đoạn này hoạt động tư pháp của chính quyền nhân dân đã có sự phân công, phân cấp về thẩm quyền giữa các tòa án; nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của công tố viện đã được xác định rõ trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự và ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Cán bộ làm nhiệm vụ công tố viên không chỉ xem xét quyết định việc truy tố, thực hiện việc buộc tội trước tòa án mà còn kiểm soát toàn bộ hoạt động điều tra của tư pháp công an, kiểm soát hoạt động của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra.

Bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động tư pháp bộc lộ nhiều hạn chế, công tác trấn áp tội phạm còn chậm, nhiều vụ án xét xử không đúng người, đúng tội; sự lãnh đạo của ủy ban kháng chiến đối với cơ quan tư pháp còn chưa sát xao...Tình hình đó đặt ra yêu cầu bên cạnh công tác xây dựng

pháp luật, Đảng và Chính phủ phải đặc biệt quan tâm tăng cường công tác tổ chức cán bộ cho các cơ quan tư pháp, tạo những tiền đề cho việc tách hệ thống tư pháp thành ba hệ thống cơ quan riêng biệt là: tư pháp, công tố và tòa án từ Trung ương đến huyện. Ngày 5/12/1957, Bộ tư pháp ra Thông tư số 141-HCTP quy định về phân công trong nội bộ các tòa án. Theo nội dung của Thông tư, công tố ủy viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn độc lập, không chịu sự lãnh đạo của Chánh án mà dưới sự lãnh đạo của Bộ tư pháp, có nhiệm vụ: điều tra, thẩm cứu các việc hình sự; khởi tố, làm cáo trạng, luận tội trước phiên tòa xét xử; kháng nghị theo thủ tục chung thẩm đối với bản án hoặc quyết định của tòa án xét xử không đúng pháp luật. Ở giai đoạn này thuật ngữ "giám đốc thẩm" chưa xuất hiện, tuy nhiên các quy định về xét lại bản án của Tòa án đã có hiệu lực đã được quy định sớm hơn. Thông tư số 321/VHH-CT của Bộ tư pháp ngày 12/2/1958 về việc yêu cầu các Tòa án phải nghiên cứu giải quyết các đơn thủ khiếu nại về các vụ án đã xử chung thẩm, Thông tư quy định: "Đối với những việc đã xử rồi nếu thấy sai hoặc đúng không rõ ràng thì tùy từng trường hợp có kế hoạch giải quyết thích đáng (báo cáo cấp trên đề nghị kháng cáo hay xin xử lại hoặc đặt vấn đề điều tra, xác minh lại...". Như vậy, trong giai đoạn này vẫn chưa có một thủ tục cụ thể để giải quyết theo trình tự này. Những quy định trên được hình thành là do đòi hỏi từ thực tiễn có nhiều đơn khiếu nại về các bản án chung thẩm có nhiều oan sai chứ không xuất phát từ quá trình nghiên cứu lý luận. Nhu cầu cần có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh hơn, hạn chế các chế định tùy nghi là tất yếu.

Trên tiến trình hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, lấy Hiến pháp năm 1959 làm cơ sở, ngày 15/7/1960, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã thông qua Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân được quy định là một cơ quan nhà nước độc lập, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, tổ chức và

hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Luật chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt lớn chuyển từ Viện công tố trở thành Viện kiểm sát nhân dân. Cùng năm Luật tổ chức Tòa án nhân dân cũng được xây dựng. Theo đó, các quy định về xét lại những vụ án do Tòa án cấp dưới đã xử mà bản án có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị cũng có sự thay đổi theo. Điều 18, Luật tổ chức VKSND năm 1960 quy định:

"Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị.

Khi Viện kiểm sát nhân dân địa phương thấy các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị" [20].

Điều 10, Luật tổ chức TAND năm 1960 cũng khẳng định: "Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai lầm thì được xét lại". Pháp lệnh ngày 23/3/1961 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn cụ thể quy định trên, theo nội dung của Pháp lệnh thì Tòa hình sự TANDTC có nhiệm vụ xử lại những vụ án do Tòa hình sự hoặc Tòa phúc thẩm TANDTC đã xử mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Ủy ban Thẩm phán Tòa án tối cao giao cho xử lại; xử lại những vụ án do TAND cấp dưới đã xử mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng Chánh án TANDTC hoặc Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị. Như vậy, theo quy định của pháp luật trong giai đoạn này, giám đốc thẩm là việc Tòa

án có thẩm quyền (có thể là Tòa án cấp trên hoặc chính Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị) xét xử lại vụ án bị kháng nghị.

Sự ra đời của Hiến pháp 1980 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước và bổ sung những quy định mới cho ngành kiểm sát. Nhằm cụ thể hóa các quy định này, ngày 13/7/1981, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân mới được công bố. Với những sự thay đổi, kiện toàn hệ thống pháp luật đó, chế định giám đốc thẩm được quy định cụ thể hơn. Về phương diện lập pháp, thuật ngữ "giám đốc thẩm" chính thức được ghi nhận trong Luật tổ chức TAND năm 1981: "Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu thấy có vi phạm pháp luật". Ngày 10/6/1982, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn số 69/KSXX-HS về công tác kiểm sát xét xử hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm để hướng dẫn về trình tự, biện pháp và thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, trong đó quy định: Trình tự tiến hành công tác kiểm sát xét xử hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm như việc kiểm tra hồ sơ và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành sau khi viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nhận được nguồn phát hiện là bản án có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các Quy phạm pháp luật về giám đốc thẩm được pháp điển hóa và được quy định chi tiết ở Chương XXIX, gồm 19 Điều, từ Điều 241 đế Điều 259 BLTTHS năm 1988. Tại Điều 241 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đưa ra định nghĩa giám đốc thẩm là "xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án" [2]. Theo các quy định này trường hợp phát hiện thấy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ kháng nghị bản án quyết định đó. Trên cơ sở Tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét lại bản án và ra một trong những

quyết định: bác kháng nghị, sửa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giao cho Tòa án cấp dưới xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc sơ thẩm. BLTTHS năm 1988 cũng quy định thêm về quyền của người bị kết án, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc phát hiện nhũng vi phạm trong các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Như vậy, cũng như giai đoạn trước đây, trong giai đoạn này, giám đốc thẩm được hiểu là việc Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét xử lại vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Điểm khác biệt so với giai đoạn trước là vấn đề giải quyết vụ án theo trình tự giám đốc thẩm đã được quy định thành một thủ tục cụ thể, độc lập có cơ chế giải quyết rõ ràng chứ không còn là một chế định tùy nghi như trước.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)