Một số bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể vận dụng để hoàn thiện và nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 43)

hoàn thiện và nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm

Như vậy, ở các nước theo truyền thống luật thông lệ (common law), quy định sau khi vụ án được xét xử, nếu không đồng ý với phán quyết của Toà án, bị cáo có quyền kháng cáo. Việc kháng cáo có thể tiến hành ở Toà án

các cấp. Thủ tục tố tụng chỉ bao gồm thủ tục tố tụng tại Toà sơ thẩm và thủ tục tố tụng tại Toà kháng cáo. Tuy nhiên, ở mỗi cấp Toà án, pháp luật lại quy định căn cứ, thủ tục kháng cáo khác nhau. Ngược lại, ở các nước theo truyền thống luật dân sự (civil law), thường thực hiện chế độ “hai cấp xét xử” như Việt Nam. Theo đó, sau khi vụ án được xét xử theo thủ tục sơ thẩm, bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, đương sự còn có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát hoặc Viện công tố có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn luật định để yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chỉ có hiệu lực khi đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. Tuy nhiên, kể cả sau khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp trên vẫn có quyền xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục luật định nhằm khắc phục vi phạm của bản án, quyết định đó. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thường được gọi là thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục phá án.

Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới thấy rằng, pháp luật ở mỗi quốc gia có sự khác nhau dù ngay cả trong cùng một hệ thống pháp luật. Bởi lẽ, pháp luật là sự phản ánh chế độ chính trị, nền văn hóa đặc thù của quốc gia đó, mỗi quy định pháp luật được xây dựng phải phù hợp tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội và tương xứng với mỗi giai đoạn phát triển. Pháp luật Việt Nam cũng được hình thành trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói chung, thủ tục giám đốc thẩm nói riêng và đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp, phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam; một mặt chúng ta phải đánh giá thật đầy đủ, toàn diện thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta thời gian qua, những ưu điểm và tồn tại

so với yêu cầu cần đạt tới, tránh khuynh hướng "phủ định sạch trơn" những gì chúng ta đang có; mặt khác chúng ta cần phải nghiên cứu, so sánh và xác định nên tiếp thu những kinh nghiệm gì từ pháp luật các nước trên thế giới nhưng phải đảm bảo cải cách không chỉ là sự "thay đổi giản đơn", sao chép một số quy định pháp luật nước ngoài, xa lạ với điều kiện Việt Nam.

Về quyền kháng nghị của Viện Công tố và Viện kiểm sát: Ở những nước

quy định Viện Công tố có quyền kháng nghị giám đốc thẩm (như ở Pháp) thì trong đó các Công tố viên sẽ thực hiện quyền này. Ở Việt Nam, quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân chỉ giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Với quy định như hiện nay, đã tạo nên nhiều bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, với trình độ pháp luật hiện nay của các Kiểm sát viên có thể chưa đáp ứng được trách nhiệm này, vì vậy chúng ta cũng chưa thể ghi nhận quyền kháng nghị giám đốc thẩm cho Kiểm sát viên như pháp luật nước Pháp, nhưng để phù hợp với tình hình thực tại thì có thể mở rộng quyền kháng nghị cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền này.

Về quyền kháng nghị của Tòa án: Pháp luật của Liên bang Nga và Pháp

không quy định quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án. Với quan điểm của tác giả, để đảm bảo cho các phán quyết của Tòa án được khách quan, toàn diện thì việc bãi bỏ thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án là hợp lý. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan xét xử, đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm chính là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nếu Tòa án có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, điều đó có nghĩa là Tòa án kháng nghị chính bản án của Tòa án các cấp rồi cũng chính các thành viên của Tòa án lại trong Hội đồng giám đốc thẩm để xét xử lại. Xét về bản chất, giám đốc

thẩm khác với giám đốc xét xử. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan khi đưa ra các phán quyết cũng như tính chất của thủ tục giám đốc thẩm thì quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ nên giao cho Viện kiểm sát.

Về quyền kháng cáo đề nghị xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm:

Pháp luật Liên Bang Nga quy định chủ thể có quyền kháng cáo là "người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người được Tòa án tuyên vô tội, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của những chủ thể này". Còn pháp luật Trung Quốc quy định quyền kháng cáo thuộc về "đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người thân thích của đương sự". Việc quy định như vậy sẽ đảo bảo tối đa quyền và khả năng bảo vệ của bên bị buộc tội, xong cho đến bây giờ, pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận quyền kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo tác giả, chúng ta nên bổ sung quyền kháng cáo của người bị kết án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, nhưng để việc quy định quyền kháng cáo giám đốc thẩm vẫn không làm mất đi tính chất đặc biệt của thủ tục giám đốc thẩm, bên cạnh đó cần phải quy định thêm việc kháng cáo đó không đương nhiên làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm như kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát và Tòa án mà pháp luật cần quy định việc kiểm tra, xem xét kháng cáo giám đốc thẩm đó có cơ sở hay không rồi mới quyết định mở phiên tòa (tương tự quy định trong BLTTHS Liên bang Nga). Đồng thời, để hạn chế việc kháng cáo tràn lan của các chủ thể trên, chúng ta có thể quy định chủ thể kháng cáo phải nộp một khoản tiền tạm ứng án phí giám đốc thẩm đồng thời có cơ chế miễn giảm cho những đối tượng chính sách, người nghèo. Nếu kháng cáo được chấp nhận thì khoản tiền này được trả lại cho người kháng cáo, còn nếu kháng cáo không được chấp nhận thì khoản tiền này được sung công quỹ Nhà nước.

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM Ở VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 43)