và giải quyết các vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm
Kháng nghị giám đốc thẩm là một khâu quan trọng được quy định tại phần thứ sáu của Bộ luật TTHS "xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật". Theo quy định tại Điều 272 BLTTHS năm 2003 quy định tính chất của giám đốc thẩm là xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Từ Điều 273 đến 279 BLTTHS quy định về các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, thẩm quyền, nội dung, thời hạn kháng nghị, bổ sung, rút kháng nghị…
Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các quy định của BLTTHS, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã cụ thể hóa các hoạt động kiểm sát theo quy chế tạm thời số 121 ngày 16/9/2004 về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Trên cơ sở đó, Vụ THQCT và KSXXHS đã xây dựng quy trình thụ lý, quản lý, tổ chức nghiên cứu giải quyết các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm chặt chẽ và cụ thể. Không phân biệt là đơn đề nghị
giám đốc thẩm, báo cáo đề nghị của các VKSND địa phương hay việc chuyển đơn khiếu nại và yêu cầu giải quyết của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội. Có sự phân công chuyên trách cho từng cán bộ, kiểm sát viên phụ trách từng khâu nghiệp vụ trong quy trình giải quyết án giám đốc thẩm, cụ thể:
Lãnh đạo Vụ THQCT và KSXXHS phân công Kiểm sát viên, kiểm tra viên trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án. Mỗi Kiểm sát viên và kiểm tra viên được phân công theo dõi và giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm một số địa phương nhất định.
Số đơn hoặc văn bản đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự từ các nơi gửi đến Vụ THQCT và KSXXHS được Phòng Tổng hợp tiếp nhận, vào sổ theo dõi và chuyển cho lãnh đạo vụ. Sau khi xem xét nội dung đơn, lãnh đạo vụ cho ý kiến chỉ đạo và chuyển đến các Kiểm sát viên, kiểm tra viên trực tiếp nghiên cứu giải quyết, theo địa bàn đã phân công. Tiến độ, quá trình, kết quả giải quyết đơn đều được phản ánh trong sổ theo dõi của Phòng Tổng hợp, của các phòng nghiệp vụ và của từng người trực tiếp thụ lý, giải quyết đơn.
Khoản 4 Điều 18 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2003, quy định: khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Điều 47 Quy chế 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự [38], quy định “sau khi phát hiện bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, Kiểm sát viên phải làm văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án hoặc quyết định đó chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự. Việc rút hồ sơ để nghiên cứu là hoạt động nghiệp vụ và là yêu cầu bắt buộc của Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, để có căn cứ kháng nghị hoặc trả lời người đề nghị kháng nghị.
Trong thực tiễn, việc yêu cầu Toà án nơi ra bản án hoặc quyết định chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để nghiên cứu xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm thường được Toà án các cấp đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, có một số trường hợp do chưa xác định được trách nhiệm theo quy định của pháp luật nên việc chuyển hồ sơ gặp khó khăn, có trường hợp việc chuyển hồ sơ quá chậm nên giải quyết vụ án không kịp thời.
Qua nghiên cứu hồ sơ, thấy cần thiết phải xác minh, làm rõ những nội dung liên quan đến vụ án thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất lãnh đạo vụ báo cáo lãnh đạo Viện để quyết định việc xác minh. Hoặc khi cần nắm bắt những thông tin cần thiết, Kiểm sát viên, lãnh đạo Vụ hoặc lãnh đạo Viện có thể trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với đương sự.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và kết quả xác minh, nếu thấy không có căn cứ để kháng nghị thì Kiểm sát viên được sự ủy quyền của Viện trưởng trả lời đương sự. Nếu Kiểm sát viên trả lời mà người khiếu nại vẫn tiếp tục có đơn yêu cầu giải quyết thì lãnh đạo Vụ phải xem xét. Trường hợp lãnh đạo Vụ trả lời mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại thì báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách khối để xem xét, trả lời đương sự, đây là trả lời cuối cùng.
Đối với những vụ việc phức tạp, có thể phải báo cáo Viện trưởng, tập thể Lãnh đạo Viện hoặc báo cáo Uỷ ban kiểm sát xem xét, quyết định. Kiểm sát viên phải báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau về biện pháp giải quyết (nếu có).
Trình tự thủ tục nghiên cứu và giải quyết án như trên thể hiện trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước các đề nghị của người dân,
của cơ quan, tổ chức nhằm hướng tới sự đồng tình của họ với đường lối giải quyết vụ án của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, hàng năm Vụ đều xây dựng chương trình công tác của đơn vị với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung giải quyết án, tăng cường kiểm tra phát hiện những bản án có vi phạm để kháng nghị, vì vậy, đã giải quyết được một khối lượng công việc rất lớn. Cụ thể, năm 2007, Vụ đã thụ lý 764 vụ thuộc thẩm quyền, giải quyết được 688 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết là 92 %; năm 2008, Vụ thụ lý 615 vụ thuộc thẩm quyền, giải quyết được 542 vụ, đạt 88%; năm 2009, Vụ thụ lý 688 vụ, giải quyết 586 vụ, đạt tỷ lệ 87 %; năm 2010, Vụ thụ lý 682 vụ, giải quyết 583 vụ, đạt tỷ lệ 85%; năm 2011, Vụ thụ lý 681 vụ, giải quyết 574 vụ, đạt tỷ lệ 84 %.
Bảng 2.3: Kết quả thụ lý, giải quyết án theo thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự (từ 1/12/2006 đến 30/11/2011) Năm Số vụ thụ lý Số vụ năm trƣớc chuyển sang Số vụ mới trong năm Số vụ đã giải quyết Số vụ còn lại Đạt tỷ lệ 2007 746 vụ 101 vụ 645 vụ 688 vụ 58 vụ 92% 2008 615 vụ 58 vụ 557 vụ 542 vụ 73 vụ 88% 2009 668 vụ 73 vụ 595 vụ 586 vụ 82 vụ 87% 2010 682 vụ 82 vụ 600 vụ 583 vụ 99 vụ 85% 2011 681 vụ 106 vụ 575 vụ 574 vụ 107 vụ 84%
(Nguồn: Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự – Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Qua kết quả tổng hợp số liệu giải quyết án giám đốc thẩm từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy: số lượng vụ án giải quyết đạt tỷ lệ lớn, đều trên 80% số lượng vụ án đã thụ lý. Điều này đã chứng minh, đường lối, chủ trương của ngành, quan điểm chỉ đạo của của đơn vị đã được quán triệt sâu sắc và có hiệu quả tới từng cán bộ, kiểm tra viên, Kiểm sát viên trong đơn vị; công tác giám đốc thẩm hình sự đã và đang được quan tâm chú ý. Mặc dù, tỷ lệ kháng nghị án giám đốc thẩm qua các năm giảm dần, nhưng chất lượng kháng nghị được nâng lên rõ rệt qua từng năm (từ năm 2007 đến năm 2011), thể hiện:
Bảng 2.4: Kết quả xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự
Năm Viện kiểm
sát kháng nghị Viện kiểm sát rút kháng nghị Tòa án chấp nhận kháng nghị Tòa án bác kháng nghị Đạt tỷ lệ 2007 26 vụ/ 35 bị cáo 3 vụ/ 3 bị cáo 20 vụ/ 25 bị cáo 3 vụ/ 7 bị cáo 76,9 % 2008 32 vụ/ 41 bị cáo 4 vụ/ 6 bị cáo 23 vụ/ 26 bị cáo 5vụ/ 9 bị cáo 82,1% 2009 25 vụ/ 36 bị cáo 1 vụ/ 2 bị cáo 17vụ/ 22 bị cáo 7 vụ/ 12 bị cáo 70,8% 2010 36 vụ/ 74 bị cáo 0 vụ 30 vụ/ 64 bị cáo 6 vụ/ 10 bị cáo 83,3% 2011 29 vụ/ 38 bị cáo 4 vụ/ 9 bị cáo 22 vụ/ 26 bị cáo 03 vụ/ 3 bị cáo 88 %
Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Với những kết quả đã đạt được như đã phân tích, ghi nhận sự nỗ lực và trách nhiệm của toàn đơn vị trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, công tác tổ chức nghiên cứu và giải quyết án ngày càng đạt hiệu quả, đã phát hiện được những thiếu sót và vi phạm trong quá trình giải quyết án của cấp dưới, qua đó, kịp thời kháng nghị, kiến nghị những thông báo rút kinh nghiệm để khắc phục những sai phạm đó của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm cho những quy định pháp luật được thực hiện thống nhất, xử lý giải quyết vụ án đúng tính chất, mức độ hậu quả của hành vi. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu số liệu một vài năm thấy rằng, vẫn còn một số trường hợp tuy không nhiều nhưng còn tồn tại đó là tình trạng Viện kiểm sát sau khi ban hành kháng nghị lại phải rút hoặc bổ sung kháng nghị hoặc tình trạng bị Hội đồng xét xử bác kháng nghị. Như, năm 2008, VKSNDTC kháng nghị 32 vụ/ 41 bị cáo và phải rút kháng nghị 4 vụ/ 6 bị cáo, bị Tòa án bác kháng nghị 5 vụ/ 9 bị cáo; năm 2009, VKSNDTC kháng nghị 25 vụ/ 36 bị cáo và phải rút kháng nghị 1 vụ/ 9 bị cáo, bị Tòa án bác kháng nghị 7 vụ/ 12 bị cáo; năm 2011, VKSNDTC kháng nghị 29 vụ/ 38 bị cáo và phải rút kháng nghị 4 vụ/ 9 bị cáo, bị Tòa án bác kháng nghị 3 vụ/ 3 bị cáo.