THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Đánh giá đầy đủ, đúng đắn thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn giám đốc thẩm các vụ án hình sự là việc làm hết sức cần thiết để tìm ra nguyên nhân của các ưu điểm cũng như các thiếu sót, tồn tại, trên sơ sở đó thiết lập các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát được Đảng và Nhà nước giao cho.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong năm năm qua từ năm 2007 đến năm 2011 đã thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm. Chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm đã và đang được quan tâm, chú ý hơn trong từng khâu nghiệp vụ.
2.1.1. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc phát hiện những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có dấu hiệu vi phạm pháp quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng
Cần khẳng định rằng, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp mới là đối tượng của công tác giám đốc thẩm. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thể hiện ở nhiều cấp: sở thẩm cấp huyện; sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm của cấp tỉnh; quyết định giám đốc thẩm của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao. Việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cần xét lại theo thủ tục