Thụ lý, giải quyết đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự thể hiện qua báo chí và qua công tác kiểm tra nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 66 - 69)

hình sự thể hiện qua báo chí và qua công tác kiểm tra nghiệp vụ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí trong những năm qua, hoạt động tư pháp nói chung và việc giải quyết các vụ án nói riêng ngày càng được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó có các thông tin phản ánh việc giải quyết vụ án chưa thoả đáng hoặc vi phạm pháp luật, kèm theo các ý kiến, kiến nghị về việc giải quyết lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. Các thông tin này trong thực tế không nhiều, tuy nhiên cũng đã có xảy ra.

Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi các tin bài đăng trên các phương tiện thông tin có liên quan đến công tác kiểm sát. Hàng ngày, Văn phòng có bộ phận trực tiếp đọc các loại báo, tập hợp các thông tin về các vi phạm liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Sau đó, Văn phòng tổng hợp báo cáo, đề xuất việc xử lý, gửi Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào ngày giao ban hàng tuần.

Ngoài ra, còn có các trường hợp cơ quan báo chí trực tiếp có văn bản gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phản ánh, đề nghị về việc giải quyết vụ án

hình sự, trong đó có đề nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Các thông tin về bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, có vi phạm, theo yêu cầu của lãnh đạo Viện, được Văn phòng chuyển đến Vụ THQCT và KSXXHS. Lãnh đạo Vụ THQCT và KSXXHS sẽ trực tiếp phân công cán bộ, kiểm sát viên thụ lý, giải quyết vụ việc, theo thủ tục giám đốc thẩm. Kết quả giải quyết được thông báo lại cho cơ quan báo chí.

Tình hình cụ thể số lượng các vụ án thụ lý từ phản ánh, đề nghị của cơ quan báo chí hằng năm thụ lý không nhiều, nhưng được Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặc biệt chú ý, vì đó thường là các vụ án phức tạp, nhạy cảm, được công luận quan tâm. Số vụ án thụ lý thuộc trường hợp này cụ thể trong năm 2007 là 7 vụ, năm 2008 là 6 vụ và năm 2009 là 5 vụ, năm 2010 là 2 vụ. Các trường hợp này hầu hết được giải quyết trong năm.

Bên cạnh đó, Vụ THQCT và KSXXHS phân công kiểm tra viên, Kiểm sát viên đọc, phát hiện các vi phạm trong các bản án, quyết định phúc thẩm, nếu cần thiết thì yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án để nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải quyết, có thể là tập hợp rút kinh nghiệm với địa phương, có thể kiến nghị với Toà án, có thể kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có vi phạm nghiêm trọng. Như trường hợp qua công tác kiểm tra án văn của Vụ THQCT và KSXXHS đối với bản án hình sự phúc thẩm số 1833/2005/HSPT ngày 28/7/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử kết án bị cáo Trương Thị Ngọc Nhung và Đinh Đức Liên về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tại Tòa án cấp sơ thẩm kết án Trương Thị Ngọc Nhung cùng Đinh Ngọc Liên có nhiều thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tiền của nhiều người với tổng số tiền là 3.815.500.000 đồng và 222 lượng vàng SJC, trong đó có số tiền của bà Mạc Thị Phước. Từ đó, quyết

định hình phạt đối với bị cáo Nhung là tù chung thân và bị cáo Liên là 18 năm tù. Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo Nhung và bị cáo Liên cùng kháng cáo kêu oan về về khoản tiền 1.400.000.000 đồng mà bản án sơ thẩm đã quy kết các bị cáo chiếm đoạt của bà Mạc Thị Phước. Tại bản án hình sự phúc thẩm đã quyết định "hủy một phần bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đã quy kết và xử phạt các bị cáo Trương Thị Ngọc Nhung và Đinh Đức Liên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt của bà Mạc Thị Phước 1,4 tỷ đồng. Giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung". Qua nghiên cứu, nhận thấy quyết định của bản án phúc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vì vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định số 04/QĐ- VKSTC-V3 ngày 25/2/2011 kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tương tự như ngành Toà án nhân dân, trong ngành Kiểm sát nhân dân còn có chế độ kiểm tra giám đốc. Điều 74 Quy chế số 960 ngày 17/9/2007 quy định “Viện kiểm sát cấp trên phải có kế hoạch định kỳ hoặc bất thường kiểm tra đột xuất công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và chỉ đạo hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ”. Qua công tác kiểm tra giám đốc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cụ thể là Vụ THQCT và KSXXHS đã phát hiện được một số các bản án, quyết định của các Tòa phúc thẩm, các Tòa án địa phương để xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sửa chữa những sai sót kịp thời.

Ngoài các trường hợp chủ yếu trên đây, trong thực tiễn có thể còn có các trường hợp thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm khác, chẳng hạn như việc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao như

các Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Cục điều tra ... gửi văn bản hoặc chuyển hồ sơ đến Vụ THQCT và KSXXHS đề nghị nghiên cứu, trao đổi hoặc giải quyết vụ án.

Số lượng các vụ án thụ lý qua công tác kiểm tra nghiệp vụ năm 2007 là 10 vụ, năm 2008 là 23 vụ và năm 2009 là 73 vụ, năm 2010 là 124 vụ, năm 2011 là 214 vụ. Số lượng các vụ án thụ lý trong trường hợp này có xu hướng tăng lên qua các năm, do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày càng quan tâm hơn đến công tác kiểm tra nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự. Tuy nhiên, số lượng các vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm trong các trường hợp này cũng không lớn. Như năm 2010, thụ lý 124 vụ án qua kiểm tra nghiệp vụ, giải quyết 119 vụ, chỉ kháng nghị được 4 vụ; năm 2011, thụ lý 214 vụ qua kiểm tra nghiệp vụ, chỉ kháng nghị được 16 vụ. Nguyên nhân, do chất lượng các cuộc kiểm tra nghiệp vụ tuy có tiến bộ trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn hạn chế. Qua kiểm tra phát hiện các dấu hiệu vi phạm trong các bản bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên khi rút hồ sơ vụ án để nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện thì thấy không đủ căn cứ để kháng nghị.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)