tục phá án) theo pháp luật của Cộng hòa Pháp
Về mặt hình thức Viện Công tố Pháp được đặt trong hệ thống Tòa án, nhưng không lệ thuộc vào Tòa án. Viện Công tố Pháp trực thuộc Bộ Tư pháp, chịu sự giám sát của Bộ Tư pháp, các Công tố viên hoạt động dưới sự kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hệ thống cơ quan Công tố Pháp gồm có: Viện Công tố bên cạnh các Tòa án sơ thẩm, Viện Công tố bên cạnh Tòa án phúc thẩm, Viện Công tố bên cạnh Tòa phá án. Hiến pháp năm 1958 đã nêu, tất cả các Thẩm phán xét xử và công tố viên đều độc lập, dưới sự bảo đảm thống nhất của Tổng thống. Viện công tố đóng vai trò quan trọng không chỉ với tư cách là cơ quan đại diện cho xã hội bảo vệ lợi ích chung và bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật.
Tại Pháp, là một quốc gia theo truyền thống luật lục địa, quan niệm rằng tính chất của giám đốc thẩm là xem xét vấn đề áp dụng pháp luật chứ không xem xét việc đánh giá chứng cứ, cho nên vai trò của Viện công tố trong thủ tục phá án (thủ tục giám đốc thẩm) là khá quan trọng. Trước tiên, đó là thẩm quyền kháng nghị phá án (kháng nghị giám đốc thẩm).
Theo BLTTHS nước Cộng hòa Pháp được Nghị viện Pháp ban hành theo luật số 57-1426 ngày 31/12/1957, có hiệu lực thì hành năm 1958 và sau năm lần sửa đổi với lần sửa đổi gần đây nhất vào ngày 04/1/1993 đã quy định về thẩm quyền kháng nghị tại Điều 567 của Bộ luật. Nội dung Điều luật thể hiện, quyền kháng cáo giám đốc thẩm của bản án hình sự thuộc về tất cả các
bên bị ảnh hưởng tiêu cực từ bản án. Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án phá án có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm lên Tòa phá án để xin hủy quyết định hoặc bản án đó. Đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án phúc thẩm, Tòa đại hình, Tòa tiểu hình hoặc Tòa vi cảnh, mặc dù các bên không kháng cáo, thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết, nhưng vì lợi ích của pháp luật, Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án phá án vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm [4].
Như vậy, người có quyền kháng cáo là rất rộng nhưng thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ thuộc về Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án phá án.
Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: - Các quyết định của Tòa điều tra phúc thẩm;
- Bản án phúc thẩm, bản án chung thẩm về trọng tội, khinh tội hoặc tội vi cảnh có vi phạm pháp luật.
Luật tổ chức Tòa án Cộng hoà Pháp quy định việc tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử bao gồm Tòa sơ thẩm, Toà phúc thẩm, Toà phá án. Toà phá án là Tòa án tối cao là cơ quan duy nhất trong hệ thống Tòa án làm nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra một trong các quyết định: (1) không chấp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị hoặc truất quyền kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ; (2) bác đơn kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đơn kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ; (4) đình chỉ việc xét xử nếu đối tượng của việc kháng cáo, kháng nghị không còn; (5) huỷ bản án, quyết định và chuyển vụ án cho Tòa án, phòng điều tra có thẩm quyền để tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng
hoặc để xét xử lại; (6) huỷ quyết định của phòng điều tra và chuyển vụ án cho phòng điều tra có thẩm quyền để tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng.
Ngoài thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, Viện Công tố còn có những quyền hạn khác, như:
- Nhận thông báo kháng cáo phá án của các bên đương sự (Điều 578); - Tham gia phiên tòa phá án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án (Điều 602);
- Nhận quyết định của Tòa phá án và yêu cầu tống đạt các quyết định của Tòa phá án cho các bên liên qua (Điều 614).