Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp tại phiên toà giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 75 - 77)

phiên toà giám đốc thẩm

Sau khi Viện kiểm sát có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật trong thời hạn bốn tháng, Toà án sẽ mở phiên toà giám đốc thẩm. Cũng như phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tại phiên tòa giám đốc thẩm sự có mặt của Viện kiểm sát là bắt buộc. Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà giám đốc thẩm theo các Điều 208, 282 BLTTHS và Điều 56, 68 của Quy chế về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự. Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát (Kiểm sát viên) phát biểu quan điểm của

Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án; trình bày rõ những vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự của bản án hoặc quyết định của Toà án; cần có nhận xét, đánh giá về sự đồng ý hay không đồng ý đối với các ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử; đồng thời đề nghị Hội đồng giám đốc giải quyết vụ án theo quan điểm của Viện kiểm sát. Bên cạnh đó, khi tham gia phiên tòa đại diện Viện kiểm sát cần trú trọng thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật về các trình tự, thủ tục giám đốc thẩm. Bao gồm: kiểm sát về thời hạn xét xử của Tòa án, kiểm sát về việc triệu tập người tham gia phiên tòa (nếu có), kiểm sát thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, kiểm sát việc điều khiển phiên tòa của Chủ tọa phiên tòa, kiểm sát việc biểu quyết của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và việc ra quyết định giám đốc thẩm.

Ngoài ra, thực hiện văn bản số 2025/VKSTC-VP ngày 1/8/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thụ lý, giải quyết các vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm kết quả xét xử giám đốc thẩm vụ án sẽ được Viện kiểm sát kháng nghị thông báo cho người có đơn hoặc văn bản đề nghị kháng nghị.

Quá trình giải quyết một trường hợp đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, như đã nêu trên là một quy trình tương đối phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn, từ tiếp công dân, tiếp nhận, thụ lý đơn, nghiên cứu đơn, rút hồ sơ vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo lãnh đạo cấp vụ, báo cáo lãnh đạo cấp Viện, tiến hành xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm, trả lời người có đơn nếu qua nghiên cứu, xem xét thấy không có căn cứ kháng nghị, tiến hành kháng nghị nếu thấy có căn cứ kháng nghị, thực hiện việc bảo vệ kháng nghị tại phiên toà. Quá trình này có thể gặp không ít khó khăn, vướng mắc, khiến cho cơ quan pháp luật phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tìm ra đường lối giải quyết

vụ án, dẫn đến quá trình tố tụng kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và của những người có liên quan đến vụ án.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 75 - 77)