Quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý, giải quyết các trƣờng hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm còn những điểm bất

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 78 - 79)

các trƣờng hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm còn những điểm bất cập

Về quy định các căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm còn chưa rõ ràng. Theo khoản 3, khoản 4, Điều 273 BLTTHS, một trong những căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS. Nhưng như thế nào là vi phạm nghiêm trọng, sai lầm nghiêm trọng thì chưa được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến còn nhiều quan điểm khác về căn cứ không kháng nghị giữa Viện kiểm sát và Tòa án. Từ đó, đưa đến một thực tế là, một số vụ án Viện kiểm sát kháng nghị có căn cứ, đúng pháp luật những vẫn không được Hội đồng xét xử chấp nhận; thậm chí, Hội đồng xét xử vẫn ghi nhận là Viện kiểm sát kháng nghị đúng nhưng xét thấy không cần thiết phải hủy bản án nên không chấp nhận kháng nghị. Ngay cả giữa các cấp trong ngành kiểm sát cũng có những ý kiến trái chiều về vấn đề này, có nhiều vụ án Viện kiểm sát địa phương đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hầu hết là những vụ án gây bức xúc ở địa phương, xong, Viện kiểm sát cấp trên tuy thấy có căn cứ đề kháng nghị giám đốc thẩm nhưng không kháng nghị vì cho rằng vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng. Vì vậy, kháng nghị giám đốc thẩm dù ít hay nhiều cũng sẽ mang màu sắc chủ quan của những người có thẩm quyền kháng nghị.

Một vấn đề bật cấp nữa là quy định về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Theo Điều 275 BLTTHS quy định về những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, đối với ngành kiểm sát quyền này chỉ được giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Thực tiễn cho thấy để hoàn thành nhiệm vụ được giao hiện nay là thực sự khó khăn và quá tải. Bởi lẽ, bên cạnh hoạt động nghiệp vụ theo dõi, giám sát và giải quyết vụ án, Viện trưởng còn có nhiều nhiệm vụ quan

trọng khác trong quản lý hành chính, tổ chức điều phối hoạt động của toàn đơn vị. Vì vậy, việc hạn chế người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm như hiện nay cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải quyết án không kịp thời.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện Kiểm sát trong thủ tục Giám đốc thẩm các vụ án hình sự (Trang 78 - 79)