sở Hiến pháp. Không những vậy, mỗi một quy định mới được ban hành đồng thời cũng phải phù hợp với các quy định pháp luật khác có liên quan. Có như vậy, việc áp dụng pháp luật mới được thống nhất, tạo cơ sở và ổn định cho thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát đối với công tác giám đốc thẩm ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm tục giám đốc thẩm
- Một là, khẳng định rõ vị trí của Viện kiểm sát trong việc kháng nghị
giám đốc thẩm
Xác định vị trí của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự nói chung và trong kháng nghị giám đốc thẩm nói riêng là việc làm cần thiết đối với phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm. Cần phải tiếp tục duy trì và khẳng định vị trí của Viện kiểm sát nhân dân khi kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với tư cách là một cơ quan tố tụng chứ không phải là một bên trong tố tụng.
Hai là, về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có ba vấn đề cần được sửa đổ, bổ sung như sau:
Thứ nhất, tăng thẩm quyền cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Việc quy định như vậy sẽ tương đồng với pháp luật quốc tế và phù hợp với thực tế ở Việt Nam hơn. Qua nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới thấy rằng, nhiều nước quy định Viện công tố có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, điều đó có nghĩa là Công tố viên sẽ thực hiện thẩm quyền này, điều này sẽ làm giảm gánh nặng việc giải quyết án
đề nghị kháng nghị chỉ đặt lên vai một người. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, với chức trách, nhiệm vụ quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động quản lý hành chính và họat động chỉ đạo nghiệp vụ, tổ chức công tác đối với toàn ngành Kiểm sát thì khối lượng công việc rất lớn. Do vậy, việc quy định tập trung quyền kháng nghị giám đốc thẩm hay không kháng nghị chỉ thuộc về Viện trưởng là "quá tải", "ôm đồm". Mặt khác, về tổ
chức dưới Viện trưởng còn có các Phó Viện trưởng chuyên trách giúp việc cho Viện trưởng và trên thực tế đối với công tác giải quyết án giám đốc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát vẫn thường xuyên phải ủy quyền cho cấp phó trực tiếp duyệt và ký kháng nghị giám đốc thẩm dẫn đến tình trạng rườm rà trong qua trình tiến hành tố tụng.
Để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên, theo tác giả nên khôi phục lại cơ chế phân quyền kháng nghị giám đốc thẩm giữa cấp trưởng và cấp phó như trước đây để có thể hạn chế tình trạng quá tải ở cấp giám đốc thẩm như hiện nay. Mặt khác, đảm bảo kịp thời sửa chữa những sai lầm trong quá trình điều tra truy tố và xét xử các vụ án hình sự, tạo tính độc lập, chủ động trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ hai, bỏ thẩm quyền kháng nghị của kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC và Chánh án TAND cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, việc Chánh án ra kháng nghị giám đốc thẩm rồi lại chính họ (hoặc các Thẩm phán là cán bộ của Tòa án đó) ngồi phiên tòa xét xử theo kháng nghị của mình chắc chắn khó bảo đảm tính khách quan khi đưa ra quyết định cuối cùng và việc tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát chỉ là hình thức, không còn tạo ra chế ước lẫn nhau trong tố tụng hình sự. Cho dù cuối cùng Hội đồng có đưa ra được quyết định khách quan, đúng pháp luật, nhưng xét về hình thức một cơ quan vừa đưa ra quyết định kháng nghị, vừa xét xử theo quyết định kháng nghị đó không khỏi tạo cho dư luận cảm giác rằng việc giải quyết vụ án
không khách quan, toàn diện. Một lý do khác là, ở mỗi cấp xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm, Tòa án chỉ xét xử khi có quyết định truy tố, hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát, do vậy cũng nên thừa nhận một logic mới là Tòa án cũng chỉ xét xử lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm khi có kháng nghị của Viện kiểm sát. Có như vậy, vai trò của Viện kiểm sát mới không "mờ nhạt" trong phiên tòa giám đốc thẩm. Với những lý do nêu trên, quan điểm của tác giả về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ nên trao cho Viện kiểm sát.
Thứ ba, quy định rõ thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc kháng nghị phần dân sự trong bản án hình sự. Trong vụ án hình sự có thể có yêu cầu bồi thường về dân sự, nhất là các vụ án liên quan đến tai nạn giao thông, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tòa hình sự có thể giải quyết luôn trong bản án hình sự và những người có thẩm quyền có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phần dân sự trong bản án hình sự. Vấn đề đặt ra là, ai có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm phần dân sự trong bản án hình sự, việc kháng nghị giải quyết theo thủ tục nào, tố tụng dân sự hay tố tụng hình sự. Pháp luật của ta hiện nay chưa quy định rõ ràng vấn đề này. Thật vậy, Điều 28 BLTTHS quy định "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự". Như vậy, Bộ luật mới chỉ quy định trường hợp nào phải giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự ngay tại phiên tòa hình sự, trường hợp nào tách ra giải quyết riêng mà chưa quy định vấn đề có tính bản chất là việc giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành theo thủ tục nào? Mặt khác, Khoản 3, Điều 278
BLTTHS có quy định việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, xong, Điều 278 lại chỉ quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, chứ không quy định thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm và giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự. Trên thực tế áp dụng pháp luật thì những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì sẽ có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Tuy nhiên, về vấn đề này cần phải có quy định cụ thể để đảm bảo việc áp dụng pháp luật là thống nhất và có căn cứ.
Ba là, bổ sung quy định quyền kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các bản án hình sự sau khi có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng..
Qua quá trình nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy, theo quy định của pháp luật tố tụng nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng thì quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không được xem xét lại, không ai có quyền kháng nghị. Khoản 1, Điều 275 BLTTHS quy định: "Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao". Như vậy, giả thiết trường hợp khi có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới phát hiện những sai lầm nghiêm trọng thì hiện nay sẽ không có cơ chế khắc phục. Để giải quyết trường hợp hãn hữu này, theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên quy định thêm một cơ chế đặc biệt đó là: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định giám đốc
thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Nếu thẩm quyền này của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định trên thực tế thì tính khách quan, chính xác trong việc giải quyết vụ án hình sự sẽ được đảm bảo, việc phát hiện những sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án trong mọi trường hợp sẽ được khắc phục.
Bốn là, tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quá trình nghiên cứu pháp luật tố tụng và tìm hiểu thực tế, tác giả thấy rằng, hầu như mọi hoạt động tố tụng kể từ khi phát sinh thủ tục giám đốc thẩm cho đến khi tham gia phiên tòa giám đốc, kiểm sát viên là những người trực tiếp tham gia, tuy vậy quyền hạn được giao lại chưa tương xứng được với trách nhiệm phải làm. Điều này đã làm hạn chế tính chủ động trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiến độ giải quyết án chậm, tỷ lệ giải quyết án không cao trong khi đó số lượng đơn yêu cầu và đề nghị giám đốc thẩm ngày một gia tăng. Do vậy, tác giả xin đưa ra hai vấn đề cần được xem xét, sửa đổi, bổng sung:
Thứ nhất, đối với việc trả lời đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định tại khoản 2, Điều 277 BLTTHS hiện hành: "Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì trước khi hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự thì người có quyền kháng nghị trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do". Theo quy định này thì tất cả những đơn khiếu nại của công dân hoặc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân bắt buộc phải trả lời cho họ biết lý do không kháng nghị. Thực tiễn giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm cho thấy quy định này là
không khả thi, vì chỉ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao hàng năm đã thụ lý khoảng gần 3000 đơn/1000 việc và đã giải quyết được trung bình khoảng 350 việc. Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghe báo cáo và ký trả lời cho những người có đơn khiếu nại đối với 350 như nêu trên thì sẽ không còn thời gian để giải quyết những công việc khác thuộc trách nhiệm của mình. Do vậy, việc quy định như trên không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Thực tế, để giải tỏa vấn đề tồn đọng nhiều đơn khiếu nại và để giảm bớt gánh nặng, áp lực công việc cho Viện trưởng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đưa ra phương án phân cấp trả lời đơn, theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho kiểm sát viên ký văn bản trả lời đơn khiếu nại lần đầu của công dân, người bị kết án. Trường hợp kiểm sát viên trả lời nhưng người bị kết án, công dân không đồng ý và tiếp tục khiếu nại thì ủy quyền cho kiểm sát viên là lãnh đạo cấp Vụ ký văn bản trả lời. Trường hợp tiếp tục có khiếu nại thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân là người ký văn bản trả lời lần cuối. Còn các đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức thì tùy từng trường hợp để ủy quyền cho kiểm sát viên là lãnh đạo cấp Vụ ký văn bản trả lời lần đầu tiên, nếu trả lời của lãnh đạo cấp Vụ các cơ quan, tổ chức không đồng ý vẫn tiếp tục đề nghị xem xét thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục trả lời. Theo tác giả, việc ủy quyền như vậy là không đúng với tinh thần của luật tố tụng, xong thực tế đã chứng minh đây là một cách giải quyết có hiệu quả. Cho nên, muốn nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong thủ tục giám đốc thẩm thì việc mạnh dạn tăng thẩm quyền gắn liền với trách nhiệm cho kiểm sát viên theo hướng nêu trên cũng là một phương án có tính khả thi cao và cần thiết
Thứ hai, về thẩm quyền bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm.
Cần nghiên cứu để sửa đổi bổ sung các quy định về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm của Bộ luật TTHS theo hướng: việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm có thể được thực hiện tại phiên tòa, trước khi Hội đồng giám đốc thẩm tiến hành biểu quyết và nếu vẫn giữ nguyên quy định Viện trưởng Viện kiểm sát (chứ không phải là Viện kiểm sát) mới có quyền kháng nghị thì cần cho phép kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa và tự chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện pháp lý cho kiểm sát viên và các điều kiện thực tế để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với vai trò là người tiến hành tố tụng, có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật đồng thời cũng thể hiện được định hướng cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị: "tăng quyền hạn, trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng" [38, tr 7].
Năm là, cần sửa đổi bổ sung một cách cụ thể, rõ ràng hơn các quy định về Viện kiểm sát tham gia phiên tòa
Vấn đề thứ nhất là, về quy định Viện kiểm sát nhân dân phát biểu quan
điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa giám đốc thẩm.
Theo Điều 282 BLTTHS và Điều 17 Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định: đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát việc giải quyết vụ án. Theo tác giả cho rằng, nếu quy định như vậy thì tại phiên tòa giám đốc thẩm Viện kiểm sát tham gia phiên tòa không phải với tư cách là người tiến hành tố tụng mà là người tham gia tố tụng. Như vậy, không phù hợp với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn giám đốc thẩm. Do đó, để phù hợp với chức năng của Viện kiểm sát
trong quá trình tiến hành tố tụng, theo tác giả quy định trên nên được sửa thành Viện kiểm sát phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án và tranh luận với các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm nếu việc tranh luận đó là cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Vấn đề thứ hai là, tư cách tham gia tố tụng của Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị và Tòa án kháng nghị.
Ở trường hợp thứ nhất, phiên tòa giám đốc thẩm được mở trên cơ sở kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa chủ yếu là để bảo vệ kháng nghị. Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa phải đưa ra các chứng cứ và lý lẽ bảo vệ kháng nghị đó. Khi Hội đồng giám đốc thẩm nêu câu hỏi hoặc yêu cầu làm rõ chứng cứ có trong hồ sơ thì kiểm sát viên có trách nhiệm trả lời, giải thích với Hội đồng giám đốc thẩm. Đối