Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 116)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương

Trước hết, các cấp uỷ đảng cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt sâu sắc quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nêu trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc của

đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt là tiền đề quan trọng để các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thấy rõ vai trò, trách nhiệm đối với việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và mỗi người dân.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền mỗi cấp ủy, chính quyền cần làm cho nhân dân địa phương hiểu sâu sắc hơn những quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH; hiểu được vị trí và ý nghĩa của BHXH, trong an sinh xã hội. Đồng thời làm cho nhân dân hiểu đúng lộ trình thực hiện BHXH toàn dân cho người lao động phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, chủ trương phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH hướng đến mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.

Thứ hai, các cấp uỷ đảng cần ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo; HĐND, UBND các cấp cần có các văn bản, nghị quyết, quyết định, quy định... cụ thể về BHXH, để tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện. Từ đó, các cấp ủy đảng tiếp tục chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thể hiện đầy

đủ các nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết; cụ thể hoá lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2020, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

Thứ ba, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người dân trước hết là người phải hiểu sâu sắc các vấn đề về bảo hiểm: từ quyền lợi, luật pháp... đến nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn "cho mọi công dân". Xem "nhân dân - người tham gia bảo hiểm" là "khách hàng, là thượng đế" để phát triển "thị trường bảo hiểm" thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh việc làm cho nhân dân hiểu rõ trách nhiệm việc tham gia bảo hiểm bắt buộc thì phải gắn với sự tự giác tham gia bảo hiểm tự nguyện là lựa chọn thông minh, tối ưu góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống bền vững của bản thân mỗi cá nhân và gia đình trong xã hội.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động cũng như trong chính sách xã hội của các quốc gia và thực sự là sự tương trợ cộng đồng, là người khoẻ giúp người yếu, người trẻ giúp người già, người có thu nhập giúp người bị mất thu nhập, nhằm giảm bớt những bất bình đẳng xã hội, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội và hướng tới mục tiêu cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng. Sau gần hai mười năm tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn bộc lộ một số hạn chế, cần được tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng như tổng kết thực tiễn để tìm ra những giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Sau gần hai mười năm xây dựng và trưởng thành, với ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn đối với người lao động, góp phần ổn định đời sống người lao động và gia đình họ khi gặp phải những trường hợp ốm đau, bệnh tật, già yếu… hay gặp phải những rủi ro trong cuộc sống.

Sau nhiều năm tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc liên tục lọt vào TOP 10 đơn vị có tỷ lệ nợ thấp. Có được thành tích đó là nhờ công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh thật sự hiệu quả. Thực tế cho thấy: Quản lý thu là một khâu không thể thiếu trong sự vận động của hệ thống BHXH. Quản lý thu tốt góp phần đảm bảo bình ổn và tăng trưởng quỹ BHXH. Từ đó góp phần xây dựng và phát triển hệ thống BHXH bền vững. Bên cạnh những mặt được, công tác quản lý thu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần có giải pháp để tăng tăng cường quản lý thu BHXH, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, với đà phát triển như hiện nay thì BHXH tỉnh Vĩnh Phúc sẽ nhanh chóng đạt được những

kết quả đáng mừng trong công tác quản lý thu BHXH nói riêng và trong mọi hoạt động liên quan đến BHXH nói chung, phù hợp với tiến trính hội nhập kinh tế quốc tế trong cả nước, góp phần nào đó vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo nền an sinh vững mạnh của quốc gia.

Qua nghiên cứu về tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:

1. Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết của BHXH, các khái niệm về BHXH, đặc điểm, vị trí và vai trò của BHXH. Qua đó là những cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp để tăng cường quản lý thu BHXH.

2. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tăng cường quản lý thu BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trước và sau năm 1997 trên các mặt:

- Những cơ sở pháp lý thực hiện thu BHXH: Ở phần này luận văn đã đưa ra những căn cứ pháp lý làm cơ cở cho việc tổ chức, thực hiện thu BHXH thời gian qua thông qua các văn bản quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam.

- Thực trạng tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Luận văn đã sâu phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay thông qua việc phân tích thực trạng về đối tượng tham gia BHXH, tiền lương là căn cứ đóng BHXH, phương thức, mức đóng BHXH và công tác thu - nộp BHXH; những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại, tìm

ra được những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 3. Dựa trên định hướng phát triển của ngành BHXH đến năm 2020, dựa

trên những mặt còn tồn tại, vướng mắc trong việc phân tích, đánh giá thực trạng tăng cường thu BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc và các bài học kinh nghiệm về tăng cường quản lý thu BHXH ở Việt Nam, luận văn đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Vĩnh

Phúc tới năm 2020. Nhằm từng bước đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.

4. Đề ra các phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là để mọi đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định và tránh trường hợp gian lận, trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH nhằm dần từng bước đưa tất cả các lao động trong xã hội được tham gia BHXH, đảm bảo có quỹ tài chính lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp tài chính ổn định để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, góp phần an toàn xã hội và giữ vững ổn định chính trị.

5

, BHYT bắt buộc và tự nguyện, nhưng do điều kiện về thời gian còn hạn hẹp nên Luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc

Vĩnh Phúc. Tôi hi vọng những giải pháp đề xuất trong luận văn góp phần làm cho quản lý thu BHXH của Cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện BHXH ở BHXH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011-2013.

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội (1993), Một số công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).

3. Bộ môn kinh tế bảo hiểm - Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình bảo hiểm/NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.

4. Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế thực hiện/ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc. 6. Chính phủ (2007), Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.

7. Chính phủ (2008), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

8. Chính phủ (2010), Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.

9. Lê Đức Cường: Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành/ NXB Tài chính Hà Nội, 2006.

10. Tạp chí Bảo hiểm xã hội các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

11. Tạp chí bảo hiểm xã hội, số 08/2012 - NXB tạp chí bảo hiểm xã hội, Hà Nội 2012.

12. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2007), Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 ban hành quy định quản lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế bắt buộc.

13. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2008), Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.

14. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (2008), Quyết định số 4969/QĐ-BHXH ngày 10 tháng 11 năm 2008 ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

15. web: http://bhxhvinhphuc.gov.vn/ 16. web: http://www.baohiemxahoi.gov.vn/

17. web:http://bhxhcaobang.gov.vn/nguoi-lao-dong-voi-noi-lo-no-dong-bao- hiem-xa-hoi.html

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)