Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc không thể tránh khỏi những mặt tồn tại và hạn chế:

Mặc dù số lao động tham gia và số thu BHXH tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở những con số hạn chế, tỷ trọng người tham gia BHXH trên tổng số người lao động trong toàn địa bàn còn thấp. Điều này cho thấy BHXH tỉnh cần phải có những thay đổi nhanh chóng hơn nhằm tạo cơ hội cho NLĐ có thể tham gia BHXH khi nền kinh tế ngày càng phát triển.

Số tiền nợ đọng có chiều hướng giảm dần nhưng con số này vẫn là rất lớn. Ở tất các khối đơn vị SDLĐ đều có tình trạng nợ đọng kể cả khối HCSN. Nhiều đơn vị SDLĐ nhất là khối DNNQD và khối ngoài công lập đã cố tình kê khai sai số lao động, tổng quỹ lương để trốn đóng BHXH cho NLĐ.

Công tác tuyên truyền các chính sách BHXH chưa được chú trọng đúng mức. Có rất ít các chương trình truyền thanh của tỉnh phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH trong khi khả năng tiếp cận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như báo chí hay internet của NLĐ và nhân dân địa phương lại rất hạn chế, hơn thế nữa BHXH lại là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước nên trình độ hiểu biết của người dân về BHXH chưa cao.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý các vi phạm chính sách BHXH nói chung và quy định về nghĩa vụ đóng BHXH nói riêng còn rất hạn chế và kém hiệu quả. Quy định của pháp luật trong việc xử lý các vi phạm chính sách BHXH còn quá nhẹ so với số tiền chậm nộp hoặc không nộp. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các đơn vị SDLĐ. Thực tế là tháng nào, quý nào cũng có nhiều đơn vị nợ tiền BHXH ở tất cả các khối đơn vị SDLĐ mặc dù đã áp dụng hình thức tính lãi chậm nộp nhưng mức lãi này không cao (10,5% vào năm 2011 và 14,2% năm 2012) nhưng lại giảm xuống

còn 11,86% vào năm 2013 nên hiệu quả không cao, không đủ sức răn đe nhất là các đơn vị SDLĐ vi phạm, đóng BHXH chậm hoặc không đóng BHXH cho NLĐ, kê khai sai tổng quỹ lương và số lao động…hầu như chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, mức phạt lại rất thấp nên chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện tổ chức thu của BHXH tỉnh chưa được quan tâm nhiều. Việc thanh tra định kỳ không được thực hiện thường xuyên, thanh tra đột xuất hầu như chưa được tổ chức thực hiện nên nhiều đơn vị SDLĐ còn vi phạm, chậm nộp BHXH.

Cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa bám sát cơ sở, bám sát người lao động, việc giải thích tuyên truyền vận động còn chung chung. Tác phong làm việc còn nặng thói quen hành chính bao cấp, chưa quen với tác phong phục vụ.

Ảnh hưởng của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ còn hạn chế. Trên thực tế, công đoàn hoạt động hầu như không có hiệu quả nhất là các DNNQD nơi mà quyền lợi của NLĐ bị vi phạm nhiều nhất, công đoàn không đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ nên quyền được đóng BHXH của NLĐ còn chưa được thực hiện triệt để.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)