Quan điểm về hoàn thiện và phát triển hoạt động Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Quan điểm về hoàn thiện và phát triển hoạt động Bảo hiểm xã hộ

Việt Nam đến năm 2020

Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phần quan trọng nhất trong chính sách BHXH

Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống các chính sách và xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong những loại chính sách đối với người lao động nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người, nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao động, an toàn xã hội... Chính sách BHXH còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia. Trong một chừng mực nhất định, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động

Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân có thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động mà mình sử dụng theo đúng luật pháp quy định. Người sử dụng lao động muốn ổn định sản xuất kinh doanh thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư để có

thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo tay nghề và đời sống cho người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động làm việc bình thường thì phải trả lương thoả đáng cho họ. Khi họ gặp rủi ro, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với quá trình lao động với những điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, người lao động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.

Điều đó có nghĩa là mọi người lao động trong xã hội đều được hưởng BHXH như tuyên ngôn dân quyền đã nêu, đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi trợ cấp BHXH. Người lao động khi gặp rủi ro không mong muốn và không phải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết đó là rủi ro của bản thân. Vì thế, muốn được BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗ trợ cho mình là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì tự mình phải gánh chịu trực tiếp. Điều đó có nghĩa là người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình.

Tuy nhiên, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về BHXH còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội ổn định thì người lao động tham gia và được hưởng trợ cấp BHXH ngày càng đông.

Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH

BHXH là một bộ phần cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội. Điều này có nghĩa là vai trò của Nhà nước là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, không có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì

mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị phá vỡ.

Hơn nữa, BHXH được thực hiện thông qua một quy trình, từ việc hoạch định chính sách, đảm bảo vật chất đến việc xét trợ cấp... Vì vậy, Nhà nước quản lý toàn bộ quy trình này, hay có những giới hạn về mức độ và phạm vi.

Trước hết, phải khẳng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách.

Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụ thuộc vào chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Có những mô hình về bảo đảm vật chất cho BHXH do ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý Nhà nước là trực tiếp và toàn diện, nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý. Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 96)