5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Công tác thu trong việc tạo đảm bảo công bằng trong BHXH
Một trong các nguyên tắc của BHXH không thể không nhắc tới, đó là nguyên tắc có đóng có hưởng trong BHXH. Cụ thể của nguyên tắc này là: có đóng góp phí BHXH thì có hưởng chế độ BHXH. Chính nhờ sự theo dõi, đôn đốc trong công tác thu BHXH đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ về BHXH. Bên cạnh đó còn góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách liên quan đến BHXH.
BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống An sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH cần có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. BHXH là một Quỹ tài chính, vì vậy cần phải tuân theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3.1. Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý thu BHXH ở Việt Nam
Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã quy định rõ: Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ. Điều 1 Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ quy định: Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách theo pháp luật của Nhà nước. Đây là thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý quỹ.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, quỹ BHXH được quản lý theo các nguyên tắc cơ bản là:
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất - Hạch toán độc lập với NSNN - Được Nhà nước bảo hộ
- Được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính Phủ.
Trong các nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc tập trung thống nhất là nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác quản lý quỹ. Nội dung chính của nguyên tắc này là : Tất cả các khoản thu BHXH đều được tập trung vào một quỹ do một cơ quan quản lý, không chia quỹ ra nhiều quỹ nhỏ. Trên cơ sở quỹ được tập trung mới có điều kiện để thực hiện sự chống thất thoát quỹ và sử dụng quỹ đúng mục đích. Đồng thời khi quỹ được tập trung vào một đầu mối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên tắc hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ cũng là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho quỹ cân đối thu - chi được thuận tiện. Khi có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiền nhàn rỗi, Nhà nước cho phép được đầu tư tăng trưởng, khi thu không đủ chi được Nhà nước bảo trợ.
1.3.2. Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam
1.3.2.1. Ðối tượng đóng BHXH a. Người lao động
Người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam, bao gồm: NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên.
NLĐ Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
NLĐ làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang.
Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử, làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Người SDLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có SDLĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1.3.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Căn cứ xác định mức đóng BHXH chính là tiền lương. Tiền lương là cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho NLĐ không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mức đóng của mỗi người =
Tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH của từng người x 24% Mức đóng của
cả đơn vị =
Tổng quỹ tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH x 24%
Hoặc Mức đóng của cả đơn vị bằng tổng số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại.
1.3.2.3. Phương thức và mức đóng BHXH
Phương thức đóng BHXH: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn
vị trích tiền đóng BHXH theo mức quy định đối với NLĐ và người SDLĐ để chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Trong trường hợp sử dụng Uỷ nhiệm chi, phiếu nộp tiền phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: Tên đơn vị, Mã đơn vị, Nội dung nộp tiền.
Trường hợp đã quá hạn phải đóng theo quy định mà đơn vị chưa đóng hoặc đóng thiếu tiền thì ngoài việc phải đóng bổ sung số tiền còn thiếu, đơn vị còn phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp đơn vị không chuyển đủ số tiền phải đóng trong kỳ và tiền lãi chậm nộp (nếu có) thì cơ quan BHXH thực hiện phân bổ sung số tiền đóng theo thứ tự sau: Tiền đóng BHYT, Tiền lãi BHYT (nếu có), Tiền đóng BHTN, Tiền lãi BHTN (nếu có), Tiền đóng BHXH, Tiền lãi BHXH (nếu có),
Mức đóng BHXH: Theo quy định của Luật Bảo hiểm Việt Nam, Mức đóng BHXH từ 1/1/2010 bằng 22% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, trong
đó: người lao động đóng 6%, đơn vị SDLĐ đóng 16%, từ 1/1/2012 bằng 24% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, trong đó: người lao
động đóng 7%, đơn vị SDLĐ đóng 17% (Từ 1/1/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị SDLĐ đóng 18%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mỗi quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do đó việc ban hành chính sách, chế độ BHXH của mỗi nước cũng mang những nét đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên, cấu trúc của chính sách BHXH thường giống nhau vì vậy nội dung của công tác quản lý thu BHXH đều gắn chặt với các vấn đề cơ bản, đó là: tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp vào quỹ và quá trình tổ chức thu BHXH.
1.4.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH là quản lý đối tượng tham gia, mà cụ thể là NLĐ và người SDLĐ. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và SDLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định, tổ chức BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ SDLĐ đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ thuộc phạm vi đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý và kiểm tra việc thực hiện đóng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động BHXH của các đơn vị SDLĐ này.
Quy trình quản lý thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công tác thu BHXH cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDLĐ tham gia và cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị SDLĐ tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau:
* Đối với các đơn vị SDLĐ lần đầu tiên tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau:
- Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ đăng kí tham gia BHXH bao gồm:
+ Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng kí tham gia BHXH + Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị SDLĐ, BHXH tỉnh, huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đóng, tổ chức thu và cấp sổ BHXH.
* Đối với đơn vị SDLĐ đang tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH bao gồm các công việc sau:
- Lập bảng kê khai danh sách lao động tham gia BHXH;
- Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đóng BHXH; - BHXH tỉnh tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH.
Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị SDLĐ và số lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn huyện, tỉnh… Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH.
Việc xác định các thành viên tham gia hệ thống BHXH là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của công tác quản lý thu BHXH. Căn cứ vào loại hình BHXH, đối tượng tham gia có thể được phân thành hai loại bắt buộc và tự nguyện. Theo điều 2 Luật BHXH quy định về đối tượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam đó là:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân an ninh;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan. Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan , chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc;
Đối với người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH quy định bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, DN, HTX, hộ KD cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho lao động.
Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý thu BHXH là phải xác định rõ đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý phải tham gia BHXH, từ đó có những biện pháp thực hiện công tác thu BHXH tốt hơn. Để quản lý dễ dàng, cơ quan BHXH thường phối hợp với các cơ quan cấp phép cho DN hoạt động để nắm rõ số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn.
Khi tiến hành quản lý việc đăng kí tham gia vào hệ thống BHXH của chủ SDLĐ, cơ quan BHXH sẽ đưa ra các tiêu thức, yêu cầu bắt buộc chủ SDLĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin như: tên đơn vị, loại hình hoạt động KD, số lao động hiện có… đối với NLĐ cần phải cung cấp thông tin về tên, năm sinh, giới tính, … Việc cung cấp những thông tin này sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các đối tượng và sẽ được cơ quan BHXH mã hoá bằng dãy kí tự để cho công tác quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian. Danh sách lao động trong từng đơn vị sẽ do mỗi đơn vị tự lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong thủ tục hành chính. Bên cạnh đó sự biến động tăng giảm lao động của đơn vị cũng được cập nhật thường xuyên, liên lạc để bảo vệ quyền lợi của NLĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi họ không may gặp rủi ro cho nên khi thiết kế khoản đóng góp vào quỹ BHXH hầu hết các quốc gia trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương - tiền công của NLĐ, thực hiện khấu trừ tiền lương của NLĐ và các khoản đóng góp của chủ SDLĐ chuyển khoản về đơn vị quản lý thực hiện BHXH.
Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ (lương chính, các khoản phụ cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương - tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH như sau:
- Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp