Đối tượngtham gia BHXH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đối tượngtham gia BHXH

3.2.1.1. Đối với BHXHBB

BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trực tiếp quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện được phân cấp về BHXH cấp huyện, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của BHXH tỉnh.

Quản lý đối tượng tham giam BHXH bao gồm: Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội và quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH

* Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảng 3.1: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: Lao động STT Lao động 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 1 Hành chính nhà nước 28.184 30.635 31.518 2.451 11,88 883 5,76 2 DN nhà nước 13.245 13.772 14.032 527 3,98 260 1,89 3 DN ngoài quốc doanh 13.226 12.185 12.723 -1.041 -7,78 538 4,42 4 Hợp tác xã 3.035 3.271 3.459 236 7,78 188 5,75 5 Hộ KD cá thể, tổ hợp tác 26.879 27.616 28.245 737 2,74 629 2,28

6 Tổng 84.569 87.479 89.977 2.910 3,44 2.498 2,86

(Nguồn: BHXH Vĩnh Phúc năm 2011-2013)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy: số lao động tham gia BHXHBB ở tất cả các khối đơn vị có sự gia tăng qua các năm, từ đó giúp cho tổng lao động tham gia BHXHBB tăng. Số lao động tham gia BHXHBB năm 2012 tăng 2.910 người so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,44%, biến

động này chủ yếu do sự biến động tăng số lao động tham gia BHXHBB ở khối Hành chính nhà nước (tăng 2.451 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,88%). Tuy nhiên, số lao động tham gia BHXHBB trong khối DN ngoài quốc doanh lại giảm sút nhanh chóng (giảm 1.041 người tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,87%), nguyên nhân của vấn đề này do những biến động không tốt của nền kinh tế năm 2012 tạo ra những bất lợi tác động vào các doanh nghiệp mà mạnh mẽ nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số doanh nghiệp khó khăn, phá sản buộc phải giảm trừ lao động, điều này làm giảm số lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy một điểm đáng chú ý là số lượng lao động tham gia BHXHBB nằm trong khối hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động tham gia (năm 2011 chiếm 31,78% và năm 2012 chiếm 31,57%), điều này cho thấy quy mô của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tương đối lớn, đây là kết quả của việc khuyến khích mở rộng mô hình kinh doanh này, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập thường xuyên, ổn định cho người lao động, dẫn đến số HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại những doanh nghiệp này nhiều và ít lao động thời vụ, tạo điều kiện cho cơ quan bảo hiểm Vĩnh Phúc khai thác được tiềm năng về đối tượng tham gia bảo hiểm tốt hơn.

Số lao động tham gia BHXHBB năm 2013 tăng 2.498 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,86% so với năm 2012. Biến động tăng này diễn ra đồng đều trên hầu khắp các khối, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi làm cho khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng số lượng người lao động tham gia BHXHBB (tăng 538 người, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,42%).

Tuy nhiên, những con số trên mới chỉ đánh giá được sự biến động về số lượng người lao động tham gia BHXH mà chưa phản ánh được quy mô người lao động tham gia BHXH trong tổng thể người lao động trên địa bàn toàn

tỉnh, để thấy rõ được điều này, cần phải xem xét tỷ trọng số người lao động tham gia BHXH trong tổng lực lượng lao động

Bảng 3.2: Tỷ trọng ngƣời lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013

ĐV SDLĐ 2011 2012 2012 Tổng số Số NLĐ tham gia BHXH Tỷ trọng Tổng số Số NLĐ tham gia BHXH Tỷ trọng Tổng số Số NLĐ tham gia BHXH Tỷ trọng HCNN 28.184 28.184 100 30.635 30.635 100 31.518 31.518 100 DNNN 13.245 13.245 100 13.772 13.772 100 14.032 14.032 100 DN NQD 15.181 13.226 87,12 13.531 12.185 90,05 13.800 12.723 92,2 HTX 4.046 3.035 75,01 4.298 3.271 76,11 4. 356 3.459 79,41 Hộ KD cá thể 59.408 26.879 45,2 65.029 27.616 42,47 59.971 28.245 47,10 Tổng 120.064 70.437 70,44 127.265 87.479 68,74 123.676 89.977 72,75 (Nguồn: Phòng thu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng số liệu trên thấy rất rõ thực trạng về tỷ trọng số lao động tại các khu vực tham gia BHXH, nhìn chung, khối HCNN và DNNN chấp hành tốt quy định về số lao động tham gia BHXH, trong giai đoạn 2011 - 2013 100% số lao động thuộc 2 khối này đều được tham gia BHXH, Sự tuân thủ pháp luật về BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động và người lao động, nhất là các doanh nghiệp tư nhân còn chưa tốt (trốn đóng BHXH cho người lao động; đóng không đúng thời gian, không đúng mức hoặc không đủ số người theo quy định; sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH trái quy định của pháp luật); một số nội dung trong Luật BHXH chưa phù hợp với thực tiễn hoặc mới nảy sinh trong thực tiễn chưa được điều chỉnh cần phải sửa đổi, bổ sung; chưa có quy định về lệ phí thu BHXH tự nguyện, nên khó khăn trong việc tổ chức thu trực tiếp tới người lao động; công tác thông tin, tuyên truyền chưa

thật sâu rộng nên người lao động và mọi người dân biết, hiểu chưa thấu đáo về quyền, nghĩa vụ, mục tiêu, lợi ích của BHXH dẫn đến tham gia BHXH chưa đầy đủ. Vì thế nên, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn thấp hơn so với số thực tế phải tham gia. Căn cứ theo số liệu của BHXH tỉnh về số lao động trong các doanh nghiệp trên toàn quốc (đã dự tính trừ số hợp đồng ngắn hạn không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc) thì tỷ lệ người tham gia BHXH bắt buộc so số người phải tham gia năm 2011 khoảng 70,44%, nằm 2012 khoảng 68,74, năm 2013 khoảng 72,75%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung của ngành (mỗi năm khoảng 65%)

* Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB

Bảng 3.3: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Đơn vị TT Lao động 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 1 Hành chính nhà nước 1.043 1.049 1.052 6 0,66 3 0,32 2 DN nhà nước 414 402 395 -12 -2,89 -7 -1,74 3 DN ngoài quốc doanh 1.557 1.541 1.563 -16 -1,02 22 1,42 4 Hợp tác xã 566 602 627 36 6,36 25 4,15 5 Hộ KD cá thể, tổ hợp tác 838 957 1.166 119 14,2 209 21,83

6 Tổng 4.418 4.551 4.803 133 3,01 252 5,53

(Nguồn: BHXH Vĩnh Phúc năm 2011-2013)

Tổng số đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 tăng 133 đơn vị so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,01%, biến động này chủ yếu là do mức tăng đột biến của số lượng đơn vị SDLĐ thuộc khu vực hộ KD cá thể (tăng 119 đơn vị tương ứng với tỷ lệ tăng 14,2%).

Bên cạnh đó, số đơn vị sử dụng lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều giảm (số đơn vị SDLĐ trong khối doanh nghiệp nhà nước giảm 12 đơn vị và số DN ngoài quốc doanh giảm 16 doanh nghiệp, do tình hình kinh tế năm 2012 biến động không tốt tác động làm một số doanh nghiệp không giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm nên buộc phải đóng cửa.

Năm 2013, tỷ lệ tăng số đơn vị sử dụng lao động mạnh hơn năm 2012. Cụ thể: năm 2013 tăng 252 đơn vị tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,53%, biến động này cũng do sự tăng mạnh số đơn vị trong khu vực kinh tế Hộ kinh doanh cá thể (tăng 209 đơn vị tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,83% so với năm 2012. Do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trở nên tốt hơn, số các đơn vị SDLĐ tăng nhẹ ở mức 22 đơn vị, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,42%.

Có thể thấy khu vực kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể: chiếm 35% năm 2011, 34% năm 2012 và năm 2013 chiếm 33%, xuất phát của vấn đề này do địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với 10 khu công nghiệp và rất nhiều cụm công nghiệp thu hút nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển mạnh, kinh tế Vĩnh Phúc luôn duy trì vị trí Top 5 cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Những con số trên mới chỉ đánh giá được sự biến động về số lượng đơn vị tham gia BHXH mà chưa phản ánh được quy mô đơn vị tham gia BHXH trong tổng thể đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn toàn tỉnh, để thấy rõ được điều này, cần phải xem xét tỷ trọng đơn vị tham gia BHXH trong tổng số đơn vị sử dụng lao động.

Bảng 3.4: Tỷ trọng đơn vị tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013

ĐV SDLĐ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số Số ĐV tham gia BHXH Tỷ trọng Tổng số Số ĐV tham gia BHXH Tỷ trọng Tổng số Số ĐV tham gia BHXH Tỷ trọng HCNN 1.043 1.043 100 1.049 1.049 100 1.052 1.052 100 DNNN 414 414 100 402 402 100 395 395 100 DN NQD 2.158 1.557 72,15 2.258 1.541 68,26 2.206 1.563 70,86 HTX 1.478 566 38, 3 1.936 602 31,10 1.763 627 35,56 Hộ KD cá thể 3.344 838 25,06 3.388 957 28,25 3.335 1.166 34,96 Tổng 8.437 4.418 52,36 9.033 4.551 50,38 8751 4.803 54,88 (Nguồn: Phòng thu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc)

100% các đơn vị sử dụng lao động thuộc khối HCNN và DNNN chấp hành tốt việc tham gia BHXH, tuy nhiên, ở các khu vực khác, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân (HTX, hộ KD cá thể) tỷ lệ các đơn vị tham gia BHXH còn thấp. cụ thể: năm 2011 có 38, 3% số đơn vị trong khối HTX tham gia BHXH, năm 2012 tỷ lệ này giảm mạnh, chỉ còn 31,10%, và năm 2013 con số này là 35,56%. Đối với khối hộ kinh doanh cá thể thì : năm 2011 có 25,06% số đơn vị trong khối tham gia BHXH, năm 2012 tỷ lệ này tăng lên là 28,25%, và năm 2013 tỷ lệ này tăng mạnh là 34,96%. Có tình hình này là do nhận thức về tầm quan trọng của BHXH trong các khu vực kinh tế này còn hạn chế, do vậy NLĐ trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Muốn khắc phục được điều này cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của BHXH đối với thu nhập và cuộc sống của người lao động.

Mặt khác, tỷ trọng số đơn vị tham gia BHXH trong giai đoạn cũng biến động thất thường: năm 2011 có 52, 36%, năm 2012 tỷ lệ này giảm, chỉ còn 50, 38%, và năm 2013 con số này là 54,88%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung của ngành (mỗi năm khoảng 45%)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)