5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Nhóm các giải pháp tổ chức thu bảo hiểm xã hội
4.2.2.1. Ðẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
BHXH là một lĩnh vực ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều tầng lớp trong cộng đồng xã hội, cho nên công tác tuyên truyền về BHXH là vô cùng cần thiết. Đó là cầu nối giữa cơ quan BHXH với các cơ quan đơn vị tham gia BHXH, là con đường ngắn nhất đưa chính sách BHXH đến được với mọi tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, hiện nay, đây còn là một hoạt động còn hạn chế của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, hình thức tuyên truyền trong những năm qua còn khá nghèo nàn, toàn tỉnh không có nhiều pano, apphic để vận động tham gia, còn rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh chưa hiểu được ý nghĩa của việc tham gia BHXH, đặc biệt ở các huyện xa trung tâm tỉnh. Vì vậy, công tác này rất cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa. Để tăng số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trên địa bàn tỉnh cần hoàn thiện các công tác tuyên truyền kể cả về nội dung và hình thức.
+ Về hình thức: cần đa dạng hóa hơn các hình thức tuyên truyền như:
phát các tờ rơi, gắn các pano, apphic, biểu ngữ tại nơi làm việc với hình minh họa sinh động để tác động có hiệu quả đến người lao động, khuyến khích họ tham gia BHXH. Trên các trục đường chính của tỉnh nên gắn các biển khẩu hiệu vận động tuyên truyền để hình thành trong ý thức của người dân về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng có thể kết hợp với phòng văn hóa thông tin huyện, tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng mang nội dung về chính sách BHXH sẽ được người dân dễ cảm thụ và thấy được nghĩa vụ cũng như quyền lợi tham gia của bản thân. Bên cạnh đó huyện nhà cần tiếp tục mở rộng hơn nữa những cuộc thi tìm hiểu về luật BHXH tại các đơn vị SDLĐ để người SDLĐ khắc sâu hơn về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng có
thể kết hợp với phòng văn hóa thông tin đặt tại các huyện, tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng mang nội dung về chính sách BHXH sẽ được người dân dễ cảm thụ và thấy được nghĩa vụ cũng như quyền lợi tham gia của bản thân.
BHXH tỉnh cũng nên duy trì và tiếp tục phát huy việc phối hợp với Đài phát thanh Truyền hình tỉnh để thực hiện các chương trình phát sóng về BHXH. Để chương trình thực sự gắn bó với cuộc sống của người lao động trở thành món ăn tinh thần quan trọng. Giúp người lao động thực sự hiểu về “quyền lợi và nghĩa vụ” của BHXH, nâng cao ý thức của người lao động.
+ Về nội dung: Ngoài nội dung của các chế độ, cũng phải tuyên truyền
về tính nhân đạo nhân văn của chính sách BHXH. Chỉ khi hiểu được bản chất của chính sách, người tham gia mới biết được tác dụng, ý nghĩa chính sách, mới hình thành thái độ chấp hành và ý thức tự giác tham gia của các đối tượng. BHXH tỉnh cũng cần tích cực thực hiện những đợt tuyên dương cũng như phê phán các đơn vị SDLĐ trong hoạt động đăng ký tham gia BHXH cho lao động của mình. Các điển hình tốt trong việc thực hiện các chính sách chế độ Bảo hiểm nói chung, đăng ký tham gia BHXH cho người lao động nói riêng cần được tuyên dương để nhân rộng hơn nữa.
Một nội dung rất quan trọng nữa là tuyên truyền về những vấn đề liên quan đến người lao động. BHXH là một lĩnh vực liên quan đến rất nhiều những lĩnh vực khác trong đời sống người lao động như: dân số, lao động, việc làm, tiền lương, tình hình phát triển kinh tế xã hội. Nhờ những thông tin này, người lao động sẽ có thông tin chính xác để hiểu rõ về quyền lợi BHXH, từ đó yêu cầu người SDLĐ phải phải có trách nhiệm thực hiện.
4.2.2.2. Mở rộng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Để đảm bảo được nguồn thu để chi trả cho thế hệ nghỉ hưu hiện tại và cho các đối tượng khác thì tăng cường mở rộng đối tượngtham gia BHXH là một biện pháp hữ hiệu. Mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong
thời gian tới trên địa tỉnh Vĩnh Phúc vẫn tập trung ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là chủ yếu, vì vậy phải:
- Tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển các loại hình DN: giảm chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tiếp cận tín dụng, giảm chi phí không chính thức, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, công khai chính sách khuyến khích, đào tạo nguồn nhân lực, đối thoại để trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho DN.
- Rà soát lại hoạt động sản xuất kinh doanh, phân loại kết quả hoạt động của từng doanh nghiệp để có biện pháp xử lý về BHXH. Chấm dứt tình trạng đánh giá chung chung, không tìm hiểu cặn kẽ lý do tại sao doanh nghiệp nhiều năm không đăng ký tham gia BHXH...
- Đối với những doanh nghiệp còn hoạt động, có thuê mướn, hợp đồng lao động, yêu cầu phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Nếu từ chối tham gia BHXH, cơ quan BHXH lập hồ sơ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý về hành chính, ngoài ra có thể thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra Toà án.
- Những doanh nghiệp không hoạt động, đề xuất thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH xóa tên trong danh sách đơn vị phải thu BHXH theo luật định để tránh tình trạng nợ ảo.
- Đối với Hộ kinh doanh cá thể, Tổ hợp tác: tuy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là người lao động có thể vừa là người sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng Phương án phát triển đối tượng khu vực này, phối hợp với các cấp chính quyền từ xã, phường vận động tham gia BHXH, coi đây là một trong tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
4.2.2.3. Tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước
Để hỗ trợ cho việc kiểm tra, xử phạt hiệu quả, bản thân cơ quan BHXH cũng cần thường xuyên thực hiện công tác rà soát đến các đơn vị SDLĐ trong quá trình tham gia. Tuy nhiên, do đây là một công việc không hề đơn giản, mất nhiều công sức, và lại không thuộc nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ Bảo hiểm nên việc thực hiện chưa được chú trọng ở nhiều địa phương. Tình trạng tương tự xảy ra tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Các cán bộ Bảo hiểm, cụ thể là các cán bộ phòng thu được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động tham gia, thu nộp của khối doanh nghiệp mới chỉ thực hiện công tác quản lý, thu nộp tại cơ quan BHXH, chưa có sự giám sát cơ sở để kiểm soát tình hình thực tế ra sao. Đồng thời, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cũng chưa có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề này. Do đó, BHXH Vĩnh Phúc cần tổ chức những đợt rà soát thường xuyên đến các doanh nghiệp tham gia để nắm được thực tế tình hình SDLĐ tại các doanh nghiệp ra sao, ý thức chấp hành quá trình tham gia như thế nào. Khi nhận thấy dấu hiệu tiêu cực, BHXH sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để có biện pháp kiểm tra cụ thể. Để thực hiện được công tác này, cần sự phối hợp với chế độ đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích cán bộ Bảo hiểm. BHXH Vĩnh Phúc cũng cần phải triển khai trực tiếp xuống BHXH các huyện, thành phố để cùng phối hợp nắm bắt tình hình thực hiện ở từng địa phương, để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động cụ thể trong từng khu vực.
Như vậy, rà soát cũng cần kết hợp với sự phối hợp đa ngành. Do BHXH có tính chất đặc thù liên quan đến rất nhiều ngành lĩnh vực khác như lao động, tiền lương, việc thực hiện các luật như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật hợp tác xã, luật lao động….Bởi vậy, sự kết hợp với các ngành khác liên quan đến các mảng hoạt động của đơn vị là hết sức cần thiết, song lại chưa được BHXH tỉnh chú trọng thực hiện trong những năm qua. Do đó, trong thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý BHXH nói chung và công
tác quản lý đối tượng tham gia nói riêng được thực hiện tốt hơn, BHXH Vĩnh Phúc cần thực hiện:
Phối hợp với Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, các Phòng Lao động thương binh & xã hội từng huyện, thành phố kiểm soát số đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh cũng như các HĐLĐ trong từng đơn vị để xác định quan hệ lao động làm căn cứ tham gia BHXH.
Phối hợp với Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc để đối chiếu tờ khai về lương trong hồ sơ tham gia BHXH với tờ khai về lương để đóng thuế xem có khớp nhau không. Tránh tình trạng cùng 1 doanh nghiệp nhưng có nhiều bảng lương khác nhau để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.
Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc tỉnh cũng để kiểm soát tổng quỹ lương của các đơn vị cho chính xác, đảm bảo công tác quản lý đối tượng tham gia thực hiện tốt.
Sự phối hợp này cần được thể hiện rõ qua những đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên, thay vì chỉ kiểm tra trung bình mỗi năm 1 đến 2 lần như hiện nay. Đồng thời có thể áp dụng các hình thức kiểm tra đột xuất xen kẽ với kiểm tra định kỳ.
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cũng nên thiết lập đường dây nóng để người lao động hoặc các đơn vị SDLĐ có thể liên lạc nhanh chóng khi phát hiện những trường hợp vi phạm xảy ra, giúp công tác kiểm soát đối tượng tham gia được thuận tiện hơn. Không chỉ ở BHXH cấp tỉnh mà còn phân công xuống các cấp huyện, thành phố.
4.2.2.4. Khắc phục n đọng tiền đóng bảo hiểm xã hội
Tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao
động bị xâm hại, ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động làm công ăn lương. Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp:
- Nhóm thứ nhất: đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn
- Nhóm thứ hai: những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, người lao động có việc làm thường xuyên, nhưng cố tình nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung vào nhóm hai với việc thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, xử phạt nghiêm minh vi phạm về BHXH, chọn một số doanh
nghiệp cố tình vi phạm mà lâu nay đã vận động, thuyết phục nhưng không chuyển biến lập hồ sơ khởi kiện ra Tòa án truy cứu trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp và áp dụng hình thức tuyên bố phá sản.
Hai là, ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành
LĐTB&XH, LĐLĐ địa phương, thông qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho người lao động. Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bên cần có hướng dẫn hoặc có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, như BLĐTB&XH, BHXH Việt Nam và TLĐLĐ Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: BLĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước, BHXH Việt nam là cơ quan thực hiện và TLĐLĐ Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Công đoàn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Ba là, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và thực hiện chế độ BHXH
Bốn là, nghiên cứu điều chỉnh cung cầu về lao động. Thực tế cung lao động rất lớn nhưng cầu lao động hạn chế, lượng người không có việc làm lớn, vì vậy sự ràng buộc quyền lợi về BHXH giữa người lao động và người sử dụng lao động là rất khó khăn.
Năm là, cần có các quy định đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt hoàn thiện hệ thống luật pháp. Vì hiện nay, các doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể kéo dài triền miên, trong khi cùng khoản tiền như vậy, thậm chí chỉ bằng 1/10 đối với thuế đã bị khép vào tội trốn thuế. Vậy, nên quy định trốn đóng, nợ đóng BHXH là một tội danh để xử lý bằng nhiều hình thức.