5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Quy định về công tác quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam
1.3.2.1. Ðối tượng đóng BHXH a. Người lao động
Người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam, bao gồm: NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên.
NLĐ Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
NLĐ làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang.
Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử, làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Người SDLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có SDLĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
1.3.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Căn cứ xác định mức đóng BHXH chính là tiền lương. Tiền lương là cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho NLĐ không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mức đóng của mỗi người =
Tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH của từng người x 24% Mức đóng của
cả đơn vị =
Tổng quỹ tiền lương làm
căn cứ đóng BHXH x 24%
Hoặc Mức đóng của cả đơn vị bằng tổng số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại.
1.3.2.3. Phương thức và mức đóng BHXH
Phương thức đóng BHXH: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn
vị trích tiền đóng BHXH theo mức quy định đối với NLĐ và người SDLĐ để chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
Trong trường hợp sử dụng Uỷ nhiệm chi, phiếu nộp tiền phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: Tên đơn vị, Mã đơn vị, Nội dung nộp tiền.
Trường hợp đã quá hạn phải đóng theo quy định mà đơn vị chưa đóng hoặc đóng thiếu tiền thì ngoài việc phải đóng bổ sung số tiền còn thiếu, đơn vị còn phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp đơn vị không chuyển đủ số tiền phải đóng trong kỳ và tiền lãi chậm nộp (nếu có) thì cơ quan BHXH thực hiện phân bổ sung số tiền đóng theo thứ tự sau: Tiền đóng BHYT, Tiền lãi BHYT (nếu có), Tiền đóng BHTN, Tiền lãi BHTN (nếu có), Tiền đóng BHXH, Tiền lãi BHXH (nếu có),
Mức đóng BHXH: Theo quy định của Luật Bảo hiểm Việt Nam, Mức đóng BHXH từ 1/1/2010 bằng 22% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, trong
đó: người lao động đóng 6%, đơn vị SDLĐ đóng 16%, từ 1/1/2012 bằng 24% mức tiền lương, tiền công hàng tháng, trong đó: người lao
động đóng 7%, đơn vị SDLĐ đóng 17% (Từ 1/1/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị SDLĐ đóng 18%).