Vai trò của công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Vai trò của công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các

trong BHXH

Sự nghiệp BHXH bước đầu được pháp luật hoá trong chương XII Bộ luật lao động và được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

Điều luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa trên cơ sở đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Vì vậy, thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong cơ quan, đơn vị, để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định.

Đây là những nội dung mang tính nghiệp vụ chuyên sâu đòi hỏi sự chuẩn xác cao, cụ thể từng NLĐ trong từng tháng và liên tục kéo dài trong nhiều năm.

Kết quả thu luôn gắn liền với nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH, do đó việc theo dõi, ghi chép kết quả đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở, nơi người chủ sử dụng lao động, NLĐ có trách nhiệm đóng BHXH.

BHXH huyện, thành thị có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồng thời trực tiếp thanh quyết toán các chế độ cho NLĐ. Tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Danh sách, họ tên, tuổi và mức tiền lương của từng NLĐ thuộc quỹ tiền lương của đơn vị làm căn cứ đóng BHXH. Kết quả đóng BHXH ghi từng tháng theo từng đơn vị đến từng NLĐ. Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên để ghi kết quả đóng BHXH vào sổ theo dõi của từng người tạo thành mối quan hệ ba bên: NLĐ - chủ SDLĐ - cơ quan BHXH. Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi công tác thu BHXH tiến hành đều đặn và chính xác. Công tác thu được thực hiện tốt đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2014 (Trang 27)