5. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
3.4.3.1. Nguyên nhân
- Do hiểu biết và ý thức của chủ SDLĐ và người lao động còn kém
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy, với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội còn kém, các chủ SDLĐ càng không muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng Bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ tượng trưng với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký HĐLĐ với người lao động; hoặc có những trường hợp lách luật bằng cách chỉ ký HĐLĐ
3 tháng dù thời gian làm việc trên 1 năm, hoặc buộc người lao động làm việc trên 1 năm mới được ký HĐLĐ để đóng BHXH hoặc ký HĐLĐ ngắn hạn.
Cũng do sự thiếu quan tâm của người SDLĐ nên hồ sơ cá nhân của người lao động nhiều khi chưa được đưa đến cơ quan BHXH kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác quản lý hồ sơ cũng như quản lý sổ BHXH. Quá trình lưu giữ bảo quản sổ BHXH cho người lao động nhiều khi được người SDLĐ thực hiện chưa tốt, nên có trường hợp mất sổ, hỏng sổ…
Lao động làm trong các doanh nghiệp lại không có hiểu biết nhiều về BHXH, hoặc áp lực công ăn việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là công đoàn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt.
- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội còn kém
Ý thức tham gia của chủ SDLĐ và người lao động còn thấp do công tác tuyên truyền còn kém hiệu quả, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với cơ sở, các hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Từ đây, các đối tượng tham gia trên địa bàn tỉnh chưa hiểu rõ hết lợi ích của chính sách BHXH, nên chưa có ý thức chấp hành, tự giác tham gia.
- Nguyên nhân từ phía chính sách Bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế trong việc ban hành các chính sách BHXH nói chung.
Chính sách về BHXH được ban hành chưa đồng bộ, nhiều khi đã có chính sách nhưng chậm có văn bản chi tiết hướng dẫn để được triển khai. Cụ thể như chính sách về BHTN đã được ban hành từ đầu năm 2009, nhưng thực tế đến tháng 8/2009, hoạt động thu nộp BHTN mới được hướng dẫn chi tiết để thực hiện ở tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, phải mất thời gian truy thu lại từ đầu năm, gây khó khăn trong công tác quản lý; Cơ chế một cửa cũng được áp dụng từ đầu năm 2009, nhưng các văn bản
hướng dẫn cụ thể lại được ban hành sau, cho đến tháng 7/2009, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc mới có bộ phận một cửa.
+ Chế tài quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Hiện nay, chế tài quy định xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, mức phạt cao nhất hiện nay mới là 75 triệu đồng với những doanh nghiệp quá trây ỳ với số nợ lớn, còn thông thường, biện pháp chủ yếu chỉ là nhắc nhở. Từ đây, nhiều doanh nghiệp thà chịu nộp phạt còn hơn đăng ký tham gia, đóng nộp BHXH cho người lao động.
3.4.3.2. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý thu BHXH địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách, thực thi các biện pháp để cho người lao động đảm bảo được cuộc sống khi gặp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản nghỉ hưu hay tử tuất.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội từng vùng miền ảnh hưởng đến quy mô thu BHXH khác nhau.
Công tác thu BHXH ứng với các loại đối tượng là một loại quy trình cụ thể và bằng phương pháp quản lý hiện đại, kết hợp chặt chẽ nhiều khâu theo một quy trình nhất định bắt đầu từ việc đăng ký đối tượng tham gia BHXH. Kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của từng người để những người tham gia được hưởng các chế độ BHXH khi họ đủ điều kiện.
Cần xem xét áp dụng công nghệ khoa học vào hệ thống quản lý hiện đại nhằm tăng cường quản lý thu và chống thất thu.
Nhà nước và cơ quan BHXH tỉnh cần xây dựng pháp luật và đưa ra các chế tài hợp lý cho việc quản lý thu BHXH, đồng thời thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc thanh tra, kiểm tra các đối tượng tham gia BHXH.
Tăng cường nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý thu và chống thất thu BHXH của các tỉnh bạn và các quốc gia khác trên thế giới nhằm đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia, đảm bảo được độ chính xác cũng như các nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường quản lý thu hiệu quả hơn.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ÐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng phát triển hoạt động BHXH Việt Nam đến năm 2020