Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định dự thảo

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 94)

văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3.2.1.Giải pháp về tổ chức thực hiện việc thẩm định

Đây được coi là vấn đề trọng tâm và cốt lõi trong các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh hiện nay. Bởi bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện có hiệu quả trước tiên cần phải định hình được phương pháp và cách thức tiến hành phù hợp. Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cũng vậy. Nếu cơ quan có thẩm quyền thẩm định có được một quy trình, phương pháp, cách thức tiến hành phù hợp thì hoạt động này sẽ đạt được hiệu quả tốt và ngược lại, nếu hoạt động thẩm định được tiến hành không khoa học, dàn trải, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của cơ quan này trên thực tế.

3.2.1.1. Việc phân công, tiếp nhận hồ sơ thẩm định cần được tiến hành hợp lý, khoa học

Qua thực tiễn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh như đã phân tích trong phần thực trạng, có thể thấy việc tiếp nhận và phân công hồ sơ thẩm định cần được tiến hành hợp lý, khoa học ngay từ giai đoạn đầu của quy trình thẩm định. Cụ thể, cơ quan thẩm định cần có một quy trình tiếp nhận, phân công và phân loại hồ sơ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nhất. Để làm tốt điều này cơ quan thẩm định nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình xử lý công văn hồ sơ hành chính. Nếu áp dụng phương thức này, chỉ cần một vài thao tác trên mạng nội bộ cơ quan,

hoặc qua email lãnh đạo cơ quan thẩm định có thể xử lý phân công công văn hồ sơ ngay trên máy tính đã được bảo mật là có thể xử lý được công văn trong thời gian nhanh nhất. Ở thành phố Hà Nội đã có một số đơn vị thực hiện tốt điều này như (UBND thành phố, Sở KHĐT, Sở tài chính, cục thuế....). Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho thời gian thẩm định được rút ngắn, hoặc dành thời gian nhiều hơn cho quá trình nghiên cứu, tổ chức họp, lấy ý kiến chuyên gia được tốt hơn. Ngoài ra việc phân công cán bộ làm công tác thẩm định, các Sở Tư pháp địa phương cần thực hiện đúng người, đúng đối tượng và trình độ tương ứng với tính chất và độ phức tạp của dự thảo văn bản, về lâu dài nên tiến hành chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, cùng với các giải pháp khác góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh.

3.2.1.2. Đổi mới, linh hoạt trong tổ chức phiên họp thẩm định

Tổ chức họp thẩm định là hoạt động rất quan trọng trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi cơ quan thẩm định cần chú trọng nâng cao chất lượng của các cuộc họp này, cụ thể:

- Thành phần họp cần đảm bảo đủ thành phần, đúng đối tượng: Đối tượng họp thẩm định phải đảm bảo đủ thành phần như: Lãnh đạo, trưởng phòng chuyên môn cơ quan thẩm định, chuyên viên nghiên cứu trực tiếp, các chuyên gia, cơ quan tổ chức liên quan (nếu có). Việc đảm bảo đủ thành phần, đối tượng giúp cho việc lấy ý kiến được hiệu quả tránh việc tổ chức đi tổ chức lại việc thẩm định.

- Nội dung họp không nên dàn trải mà tập trung vào những vấn đề quan trọng, có sự mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều ý kiến khác nhau; chú trọng đến tính khả thi, sự cần thiết của việc ban hành văn bản...

- Thời gian họp và số lần họp cần được điều chỉnh cần đối, phù hợp với tính chất, nội dung khó của từng của văn bản: Đối với các văn bản phức tạp cần nhiều thời gian hơn và ngược lại với những văn bản đơn giản thì việc tổ chức các phiên họp cần được rút ngắn.

3.2.1.3. Cơ quan thẩm định cần có những chính sách thu hút các chuyên gia và nhà khoa học tham gia vào công tác thẩm định

Các chuyên gia và các nhà khoa học là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực liên quan quan đến nội dung văn bản. Do vậy, việc thu hút thành phần này là việc làm rất cần thiết góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng văn bản thẩm định. Cụ thể trong các cuộc họp thẩm định cơ quan soạn thảo nên thường xuyên mời các chuyên gia và các nhà khoa học tham gia, cho ý kiến. Mặt khác, cơ quan thẩm định cũng cần có những chính sách cụ thể nhằm thu hút lực lượng này tham gia nhằm nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh.

3.2.1.4. Việc tiếp thu phản hồi ý kiến thẩm định cần được tuân thủ triệt để.

Để nâng cao vị trí vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh, cần phải có những biện pháp để việc tiếp thu, phản hồi ý kiến của cơ quan thẩm định được tuân thủ triệt để, cụ thể:

- Đối với cơ quan thẩm định: Cần có sự trao đổi thường xuyên với cơ quan soạn thảo ngay từ giai đoạn thẩm định đến giai đoạn sau thẩm định nhằm tăng cường sự tương tác giữa hai cơ quan này để nắm được những vấn đề còn vướng mắc về dự thảo cũng như những vấn đề cơ quan soạn thảo chưa tiếp thu chỉnh sửa, từ đó có những kiến nghị kịp thời đối với cơ quan soạn thảo và cơ quan, người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý phù hợp

- Đối với cơ quan soạn thảo: Cần nghiêm chỉnh tiếp thu ý kiến và có phản hồi đối với cơ quan thẩm định, nếu không tiếp thu, phản hồi phải có văn bản nêu rõ lý do, trong quá trình tiếp thu chỉnh sửa thường xuyên trao đổi với

cơ quan thẩm định để làm rõ những vấn đề còn chưa rõ cần cơ quan thẩm định giải thích thêm để việc tiếp thu chỉnh sửa đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.2.1.5. Nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản thẩm định

Văn bản thẩm định là kết quả của cả một quá trình thẩm định, do vậy việc nâng cao chất lượng của văn bản này là hết sức cần thiết. Để thực hiện được điều này, ngoài việc thực hiện một quy trình thẩm định hợp lý khoa học, cơ quan thẩm định cần chú trọng đến việc đầu tư cho việc nghiên cứu dự thảo văn bản, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Việc thực hiện các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, trong đó chú trọng đến nhân tố con người, bởi suy cho cùng nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định.

3.2.1.6. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong hoạt động thẩm định

Mối quan hệ giữa các chủ thể luôn có vai trò quan trọng và có tác động rất lớn đến hiệu triển khai của các hoạt động trên thực tế. Để thực hiện tốt hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh hiện nay, các địa phương cần tăng cường xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể liên quan đến công việc này, cụ thể:

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thẩm định và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh. Bởi lẽ hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một quy trình khép kín, trong đó các chủ thể ngoài phải thực hiện tôt công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình còn phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc. Cụ thể, trong quy trình này, cần xác định thẩm định là khâu trọng tâm. Cần phải xây dựng mối quan hệ phối hợp trong đó xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa cơ quan thẩm định với cơ quan lập kế hoạch

xây dựng văn bản, giữa cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm định và giữa cơ quan thẩm định với cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản. Nếu xây dựng và giải quyết được tốt các mối quan hệ phối hợp này, không chỉ chất lượng của hoạt động thẩm định được nâng lên mà toàn bộ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cũng được đảm bảo hiệu tôt.

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trực tiếp thực hiện thẩm định: Hoạt động thẩm định được thực hiện bởi những con người cụ thể là những cán bộ công chức thực hiện công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động độc lập, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, am hiểu kiến thức pháp luật và xã hội sâu sắc, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng các chủ thể trực tiếp thực hiện sẽ có nhu cầu trao đổi thông tin, cung cấp kiến thức, tranh luận và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra. Do vậy, để thực hiện tốt công việc thẩm định cần thiết phải xây dựng được mối quan hệ tốt trong chính nội bộ của cơ quan thực hiện thẩm định, có như vậy, hoạt động thẩm định sẽ dảm bảo được kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)