Phương thức thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 40)

một cách khách quan, toàn diện về dự thảo VBQPPL, do vậy để thực hiện được hoạt động này, đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền phải có những cách thức, phương pháp tiến hành hiệu quả.

Thực tế, để thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành một loạt các công việc cụ thể từ giai đoạn tiếp nhận, phân công, phân loại hồ sơ thẩm định, nghiên cứu hồ sơ thẩm định, đến tổ chức phiên họp thẩm định, ban hành văn bản thẩm định... Mỗi công việc này được coi như một công đoạn trong quy trình thẩm định, nó có tính độc lập tương đối và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể:

1.2.5.1. Tiếp nhận, phân loại hồ sơ thẩm định và phân công cán bộ thẩm định

Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình thẩm định. Ở giai đoạn này cơ quan thẩm định tiến hành nhận hồ sơ do cơ quan soạn thảo gửi đến, sau đó tiến hành xử lý phân loại hồ sơ. Cụ thể hồ sơ nào có đủ điều kiện, thành phần theo quy định của pháp luật sẽ được thụ lý và phân công cho cán bộ làm công tác chuyên môn thẩm định, hồ sơ nào không đủ điều kiện, thành phần theo quy định sẽ làm công văn trả lại cơ quan soạn thảo yêu cầu bổ sung hồ sơ[49]. Giai đoạn này rất có ý nghĩa với cả quy trình thẩm định, bởi nếu việc tiếp nhận, phân loại, phân công thẩm định được tiến hành một cách chính xác, hợp lý, khoa học sẽ tiết kiện thời gian thực hiện thẩm định, đồng thời sẽ dành thời gian nhiều hơn cho công đoạn quan trọng sau này của quy trình thẩm định là nghiên cứu dự thảo, tổ chức phiên họp thẩm định.

1.2.5.2. Tổ chức nghiên cứu, thẩm định

Đây là công đoạn quan trọng nhất của quy trình thẩm định. Việc nghiên cứu dự thảo sẽ được tiến hành ngay sau khi có sự phân công cho cán bộ làm công tác thẩm định. Cán bộ làm công tác thẩm định trên cơ sở dự thảo, đối

chiếu với các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn liên quan đến văn bản đó có để xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính có căn cứ của văn bản quy phạm pháp luật, sự đồng bộ thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ cho việc lấy ý kiến về nội dung thẩm định.

Để việc thẩm định đảm bảo tính chính xác, khách quan, việc tổ chức lấy ý kiến thẩm định là việc làm rất cần thiết và được tiến hành thường xuyên của cơ quan thẩm định[31]. Thông thường, việc lấy ý kiến thẩm định thực hiện theo hai hình thức:

- Gửi văn bản xin ý kiến thẩm định. Trường hợp này, người được xin ý kiến thẩm định cần có văn bản thể hiện chính kiến trả lời về các nội dung được đưa ra xin ý kiến. Cơ quan thẩm định tiến hành tổng hợp các ý kiến góp ý thẩm định làm cơ sở cho việc ban hành văn bản thẩm định.

- Tổ chức phiên họp thẩm định: Cơ quan thẩm định có thể tổ chức phiên họp thẩm định để xin ý kiến thẩm định. Tại phiên họp, các nội dung của dự thảo được đưa ra xem xét, đánh giá, thảo luận công khai để cuối cùng có biển bản kết luận cụ thể về dự thảo văn bản, làm cơ sở cho việc ban hành văn bản thẩm định.

1.2.5.3. Ban hành văn bản thẩm định

Trên cơ sở quá trình nghiên cứu và bản tổng hợp ý kiến thẩm định hoặc kết luận phiên họp thẩm định, cán bộ làm công tác thẩm định tiến hành dự thảo văn bản thẩm định, trình người có thẩm quyền ký ban hành văn bản thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Văn bản thẩm định của cơ quan thẩm định phải thể hiện được rõ các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 24, Điều 38 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004 bao gồm: Sự cần thiết ban hành văn bản, Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết; Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật; Ngôn ngữ,

kỹ thuật soạn thảo văn bản, tính khả thi của dự thảo văn bản....

Văn bản thẩm định phải được gửi cho cơ quan soạn thảo kịp thời để cơ quan soạn thảo tổng hợp, tiếp thu chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ trình UBND và HĐND cấp tỉnh ban hành.

Như vậy, thẩm định rõ ràng là một quy trình thực hiện với nhiều công đoạn khác nhau cần phải được tiến hành một cách hợp lý, khoa học và khách quan. Nếu các công đoạn được vận hành tốt thì hoạt động thẩm định đạt hiệu quả và ngược lại, nếu các công đoạn của quy trình này thực hiện không khoa học, ăn khớp thì toàn bộ hoạt động thẩm định sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 40)