Như đã phân tích ở trên, thẩm định là việc xem xét, đánh giá một cách toàn diện từ nội dung đến hình thức của dự thảo văn bản, có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh. Do vậy, để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi khi tiến hành phải có những nguyên tắc nhất định và chủ thể có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc này nhằm đảm hiệu quả của công tác thẩm định trên thực tế.
Tại Điều 3, Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/10/2007 của Thủ tướng chính phủ đã quy định về nguyên tắc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
Thứ nhất: Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội, phản ánh đúng nhu cầu khách quan của xã hội, xuất phát từ thực tế cuộc sống, phù hợp với thực tế cuộc sống. Do vậy, quá trình xây dựng pháp luật nói chung và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật nói riêng phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Điều đó có nghĩa là, khi tiến hành thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền thẩm định phải nghiên cứu về sự cần thiết ban hành văn bản, tính khả thi của dự thảo văn bản để xem xét dự thảo văn bản được xây dựng đã xuất phát từ thực tế khách quan và yêu cầu của cuộc sống hay chưa.
Đảm bảo tính khoa học trong hoạt động thẩm định tức là về mặt nội dung các quy định trong dự thảo văn bản phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu khoa học mới nhất, về hình thức bố cục, cấu trúc, cách thức trình bày các quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật... phải mang tính khoa học. Xây dựng pháp luật trên cơ sở khoa học chính là điều kiện để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả thực tế của các văn bản, quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc khoa học là yêu cầu tất yếu đối với hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng, nó cho phép loại trừ những mâu thuẫn của văn bản với các quy định của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tính khoa học trong hoạt động thẩm định đòi hỏi phải nhận thức đựơc qui luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học pháp lý, biết phân tích dự đoán đúng đắn các số liệu về kinh tế, kỹ thuật... phục vụ công tác này. Mỗi một quy phạm phải được sắp xếp lôgíc, hợp lý, mang tính hệ thống trong văn bản. Nội dung văn bản phải chính xác, biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu.
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật nói riêng cần phải dựa trên những luận cứ khoa học đầy đủ, chứ không phải do ý thích và lợi ích của cơ quan soạn thảo.
của pháp luật.
Thẩm định là một hoạt động đánh giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, việc thực hiện nó phải tuân thủ theo một trình tựu thủ tục nhất định. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh, trình tự thủ tục (các bước) của quy trình thẩm định chưa được Luật năm 2004 và các văn bản hướng dẫn quy định rõ nét. Luật năm 2004 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định về trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc lấy ý kiến thẩm định, thời gian, phạm vi thẩm định mà không có quy định một cách cụ thể về cách thức, quy trình thực hiện công việc này như thế nào (Điều 24, Điều 38. Luật 2004; Điều 21; Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ).
Mặc dù vậy, để tiến hành được công việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đòi hỏi chủ thể tiến hành phải thực hiện theo một trình tự thủ tục nhất định. Trong điều kiện pháp luật quy định chưa rõ về các bước tiến hành thẩm định, tùy theo tình hình thực tế, cơ quan thẩm định phải xác lập cho mình một quy trình thẩm định thực sự khoa học, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về thời gian, phạm vi thẩm định, từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh trên thực tế
Thứ ba: Bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan liên quan:
Xuất phát từ đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là có chứa đựng các quy tắc xử xự chung và bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật. Với vai trò quan trọng, văn bản quy phạm pháp luật tác động lên đời sống xã hội mà pháp luật đã quy định rất cụ thể về quy trình, cách thức thực hiện để xây dựng và ban hành ra một văn bản quy phạm pháp luật. Đó là một quy trình phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn, từ xây dựng kế hoạch, soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản với sự
tham gia của rất nhiều cơ quan nhà nước. Thẩm định là một khâu trong quy trình này được thực hiện bởi Sở Tư pháp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, để đưa ra được những ý kiến thẩm định chất lượng, cơ quan thẩm định phải có sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan khác. Việc phối hợp này nhìn ở hai góc độ:
- Phối hợp giữa cơ quan thẩm định và các cơ quan nhà nước trong quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh. Cụ thể, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thẩm định và cơ quan xây dựng kế hoạch (nhằm nắm được số lượng dự kiến văn bản sẽ được ban hành để chủ động trong công tác tẩm định; Phối hợp giữa cơ quan thẩm định với cơ quan soạn thảo để nắm được thực tiễn, sự cần thiết ban hành văn bản và phối hợp trong việc chỉnh sửa hoàn thiện văn bản).
- Phối hợp giữa cơ quan thẩm định và các cơ quan liên quan khác để lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Cụ thể phối hợp giữa cơ quan thẩm định và các tổ chức xã hội nghề nghiệp (đoàn luật sư; Hội luật gia)..trong quá trình lấy ý kiến chuyên gia pháp lý; Phối hợp giữa cơ quan thẩm định và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên (các bộ) khi cần xin ý kiến về một vấn đề nào đó liên quan đến kiến thức chuyên ngành thuộc thẩm quyền trả lời của cơ quan cấp trên.
Như vậy, việc phối hợp giữa cơ quan thẩm định và các cơ quan liên quan là một nguyên tắc rất quan trọng, đảm bảo cho việc ban hành văn bản đúng trình tự, thời gian pháp luật quy định, đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định văn bản, từ đó giúp cho công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp tỉnh phát huy được vị trí vai trò của nó trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản.