định chưa được chú trọng
Như đã phân tích, trách nhiệm tiếp thu, phản hồi ý kiến của cơ quan thẩm định là một nội dung được luật định, tuy nhiên thực tế qua hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố Hà Nội việc thực hiện vấn đề này chưa được chú trọng. Mặc dù, trên thực tế việc tiếp thu các ý kiến thẩm định vẫn được cơ quan soạn thảo tuân thủ và được thể hiện trong dự thảo văn bản và Tờ trình HĐND và UBND thành phố tuy nhiên vấn đề giải trình và phản hồi ý kiến cho cơ quan thẩm định không được thực hiện nghiêm túc. Có thể thấy, hầu hết các hồ sơ thẩm định lưu tại Sở Tư pháp không có văn bản phản hồi của cơ quan soạn thảo.
Trên thực tế, cơ quan thẩm định chỉ nắm được việc tiếp thu, giải trình của cơ quan soạn thảo thông qua dự thảo văn bản và Tờ trình tại các phiên họp tập thể UBND hoặc thông qua công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố[35].
Pháp luật hiện hành mặc dù quy định trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu giải trình, phản hồi ý kiến của cơ quan thẩm định, tuy nhiên lại không quy định cơ chế xử lý nếu như việc này không được thực hiện nghiêm túc. Trong trường hợp này để nâng cao ý thức của cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình và phản hồi ý kiến, cơ quan thẩm định chỉ có thể khuyến nghị, do vậy tình trạng này vẫn diễn ra trên thực tiễn, không chỉ đối với thành phố Hà Nội mà nhiều địa phương khác.