Những yếu tố ảnh hưởng đến thẩm định dự thảo văn bản quy

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 47)

phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh

1.2.7.1. Môi trường pháp lý

văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh được diễn ra. Hệ thống các văn bản pháp luật sẽ chỉ ra nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, cách thức tiến hành thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh. Bên cạnh những văn bản pháp luật quy định trực tiếp vấn đề xây dựng, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh thì những văn bản pháp luật khác cũng là cơ sở cho cán bộ thẩm định thực thi công việc. Cụ thể như, khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định trước hết phải dựa vào những quy định về việc thẩm định từ thành phần hồ sơ, thời gian, tổ chức thực hiện, các nội dung phải thẩm định… Tuy nhiên, khi đi vào thẩm định một dự thảo văn bản pháp luật cụ thể thì cán bộ thẩm định phải dựa trên nhiều quy định khác của pháp luật về lĩnh vực nội dung đó. Do vậy, nếu luật pháp đầy đủ, thống nhất, chặt chẽ thì hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh sẽ diễn ra thuận lợi, dễ dàng, hiệu quả. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật lỏng lẻo, chồng chéo thì hoạt động này sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng một môi trường pháp lý tốt thì hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh mới đạt được hiệu quả mong muốn.

1.2.7.2. Cơ cấu bộ máy và con người thực hiện hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh được thực hiện bởi các cơ quan có chức năng và cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định. Với tính chất là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi trình độ am hiểu pháp luật và tính chuyên nghiệp cao nên yêu cầu phải bố trí phòng chuyên môn riêng biệt và cán bộ có đủ năng lực, trình độ để thực hiện công việc này. Nếu tổ chức của bộ máy bị chồng chéo, không hợp lý, lực lượng cán bộ mỏng, không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực, đạo đức thì hoạt động thẩm định sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn và ngược lại.

giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý bố trí, sắp xếp đúng người, đúng việc để đạt hiệu quả cao, đăc biệt là con người - yếu tố trọng tâm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

1.2.7.3. Yếu tố tài chính

Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh. Bên cạnh ngân sách nhà nước còn có thể huy động nguồn lực hỗ trợ hoặc tài trợ của các cơ quan, tổ chức khác. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh, việc huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách là rất khó. Vì vậy, việc đảm bảo tài chính cho công tác thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước.

Mức chi ngân sách hàng năm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh. Nếu chi ngân sách đảm bảo thì cán bộ, công chức mới yên tâm làm việc và đạt được kết quả tốt. Ngược lại, nếu ngân sách không đảm bảo thì không thể trở thành động lực thúc đẩy cán bộ, công chức hăng say làm việc, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh.

1.2.7.4. Yếu tố khoa học công nghệ

Đây là nhân tố tác động lớn đến hoạt động thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh. Để thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, cán bộ thẩm định phải tra cứu, đối chiếu thường xuyên với hệ thống các văn bản luật. Việc kết nối internet hay mạng lan đã giúp cho việc cập nhật thông tin trở nên nhanh chóng, dễ dàng, giảm được chi phí về thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu văn bản QPPL đã phát huy tác dụng ưu việt hơn hẳn so với những kho dữ liệu được lưu trữ bằng giấy tờ. Trong khi trước đây việc lưu trữ bằng giấy tờ thường chỉ lưu được một giới hạn nhất định, việc tìm kiếm thiếu chính xác, mất thời gian thì với phần mềm cơ sở dữ liệu, lượng lưu trữ thông tin là không giới hạn, việc tra cứu cũng trở

nên thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.

Kết luận Chƣơng 1

Thẩm định là một khâu độc lập trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, do vậy nó có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh nói riêng. Tại Chương này, đề tài đã đưa ra và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, ý nghĩa của hoạt động thẩm định... Đề tài cũng phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động thẩm định văn bản như: yếu tô thể chế, con người, tài chính, khoa học công nghệ, từ việc đánh giá toàn diện các yếu tố trên sẽ giúp cho việc nghiên cứu triệt để và sâu sắc.

Những vấn đề lý luận như đã phân tích ở trên là vô cùng quan trọng, sẽ là cơ sở để đánh giá và phân tích thực trạng thẩm định văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh – qua thực tiễn của thành phố Hà Nội tại chương 2.

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN

CẤP TỈNH QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)