Tổ chức phiên họp đôi khi còn mang tính hình thức, chưa lô

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 73)

cuốn được các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình thẩm định

Như đã nêu trong phần thực trạng, việc tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Sở Tư pháp Hà Nội hiện nay được thực hiện qua hai hình thức: Cuộc họp thẩm định giữa các chuyên viên được phân công thẩm định và lãnh đạo Phòng văn bản pháp quy và cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các cơ quan liên quan. Qua thực tiễn tổ chức các phiên họp cho thấy, việc tổ chức họp thẩm định giữa các chuyên viên và lãnh đạo phòng là phổ biến thường xuyên (chiếm đến 85%), tuy nhiên việc tổ chức họp lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành khác, đặc biệt là lấy ý kiến chuyên gia lại chưa được chú trọng (chiếm khoảng 15%)[35]. Mặc dù Hà Nội là một địa phương có lực lượng luật sư hùng hậu, nơi tập trung các cơ quan Bộ, ngành đầu não trung ương và các trường Đại học lớn với các chuyên gia hàng đầu trong mọi lĩnh vực, tuy nhiên hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng chưa thực sự quan tâm đầu tư và thu hút lực lượng này trong quá trình xây dựng ban hành chính sách.

2.2.4.Về thời gian thẩm định

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004: Đối với Dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh trình là chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày UBND họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ Dự thảo Nghị quyết đến cơ quan tư pháp để thẩm định. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo (Điều 24). Đối với Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh: chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày UBND họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ Dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày UBND họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo (Điều 38)[31].

Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định thời gian tối thiểu để thẩm định chứ không quy định về thời gian tối đa cho cơ quan Tư pháp thẩm định. Điều này đã dẫn đến một thực tế là có một số dự thảo Sở Tư pháp thẩm định chưa đảm bảo yêu cầu về thời gian, có dự thảo văn bản thời gian thẩm định kéo dài đến hàng tháng, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng ban hành văn bản.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)