Kết quả thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 51)

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đặc biệt, là thành phố trực thuộc trung ương và là thủ đô của cả nước, có vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù, nên để quản lý điều hành có hiệu quả cần phải có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh nhằm điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội phát sinh trên địa bàn thành phố.

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ quốc hội tại phiên họp thứ 5 được tổ chức vào ngày 11.1.2012 thì từ năm 2005-2010, Hà nội là địa phương đứng thứ 3 cả nước về số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành (1.158 văn bản). Đặc biệt, sau khi mở rộng về địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12, về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và các tỉnh có liên quan, từ ngày 1/8/2008 số lượng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố xây dựng và ban hành tăng lên đáng kể để đáp ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới.

Theo thống kê tại cổng thông tin điện tử và trang công báo của thành phố từ ngày 1/8/2008 đến 5 tháng đầu năm 2012, Tổng số lượng văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND thành phố ban hành khoảng 509 văn bản trong đó có 110 văn bản QPPL của HĐND và 399 văn bản QPPL của UBND. (riêng từ 1/8/2008 đến hết năm 2009 ngay sau khi sát nhập, số lượng văn bản ban hành là 229 văn bản, chiếm 54%)

Năm Tổng số văn Bản QPPL=100% Văn bản QPPL của HDND Văn bản QPPL của UBND Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 2008 144 25 17.4% 119 82.6% 2009 148 22 14.9% 126 85.1% 2010 81 27 33.3% 54 66.7% 2011 73 19 26.0% 54 74.0% 2012 63 17 27.0% 46 73.0% Tổng 509 110 399

Nguồn: Cổng thông tin điện tử và trang công báo thành phố Hà Nội

Như vậy, các số liệu trên đã cho thấy tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và HĐND thành phố trong thời gian qua là khá lớn. Để các văn bản này được ban hành đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thủ đô, vai trò và trị trí của hoạt động thẩm định là vô cùng quan trọng. Để đánh giá được một cách toàn diện về hoạt động này, Đề tài sẽ đi sâu, phân tích thực trạng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND thành phố Hà Nội từ quy trình tiếp nhận, phân công xử lý, phân loại hồ sơ đến việc tổ chức thẩm định như nghiên cứu, tổ chức các phiên họp, ban hành báo cáo thẩm định, việc tiếp thu phản hồi ý kiến thẩm định… trên cơ sở đó lý giải những nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp tỉnh trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh-qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 51)